Hội nghị có sự tham gia của hơn 70 nhà khoa học đến từ 31 quốc gia và 15 nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam. Với Hội nghị lần này, Việt Nam không những có cơ hội giới thiệu vốn di sản phong phú về âm nhạc truyền thống mà còn là cơ hội để chính các nhà nghiên cứu và đào tạo âm nhạc truyền thống của Việt Nam học hỏi kinh nghiệm bảo tồn và phát huy vốn quý của mình trong bối cảnh hội nhập văn hóa sâu rộng.

Hàng trăm di sản âm nhạc còn chờ được vinh danh

Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời và một nền âm nhạc dân tộc đa dạng, phong phú, nhiều sắc thái địa phương. Với 53 dân tộc ít người, Việt Nam được xem là quốc gia có kho tàng âm nhạc dân tộc đồ sộ, trong đó, nhiều giá trị âm nhạc truyền thống vẫn còn lưu giữ được.

Nhã nhạc cung đình Huế - 1 trong 4 di sản âm nhạc truyền thống của VN được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Internet
Nhã nhạc cung đình Huế - 1 trong 4 di sản âm nhạc truyền thống của VN được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Internet

Tính đến hiện tại, Việt Nam có 4 di sản về âm nhạc truyền thống được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù và quan họ.  Đây chỉ là một  phần rất nhỏ trong kho di sản âm nhạc phong phú của chúng ta. Hàng trăm giá trị khác vẫn đang tồn tại trong cộng đồng chờ được tôn vinh xứng đáng. 

Việc ICTM tổ chức tư vấn cho UNESCO trong thẩm định di sản, tổ chức hai hội nghị lớn tại Việt Nam cho thấy sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa khi bản thân chúng ta ý thức được giá trị của những vốn quý đang có để có những hành động bảo tồn kịp thời.

PGS.TS Lê Văn Toàn – Viện trưởng Viện âm nhạc quốc gia Việt Nam cho biết : “ Hội nghị lần này là để cho các chuyên gia âm nhạc mỗi nước trao đổi với nhau về vấn đề bảo tồn, vấn đề sưu tầm, vấn đề giáo dục đào tạo, về vấn đề biểu diễn… Những nước phát triển có những thuận lời gì, và ở những nước chưa phát triển thì có những thuận lợi gì? Việt Nam là nước đang dần thoát khỏi giai đoạn sản xuất nông nghiệp lạc hậu, chuyển sang giai đoạn phát triển hiện đại của công nghệ khoa học. Cần phải có cách hành động mới để bảo tồn hiệu quả âm nhạc cổ truyền và âm nhạc đương đại, đồng thời mang lại sự phát triển một cách hài hòa cho âm nhạc Việt Nam”.

Sự giao thoa là tất yếu

Nhạc sỹ Nguyễn Vĩnh Bảo – người đã có 65 năm gắn bó với đàn tranh (và cũng là một trong những nhạc sĩ hiếm hoi còn lại ở Việt Nam có lối đờn ứng tấu ứng tác) đã từng nói : “Ai ai cũng nhìn nhận nhu cầu tất yếu là bảo tồn, bảo vệ và giữ gìn kho tàng nghệ thuật dân tộc mà cha ông đã dày công sáng tạo, thể nghiệm và lưu lại cho chúng ta, nhưng vấn đề bảo tồn, hay bảo vệ sao cho hiệu quả, thì chỉ thấy nói qua loa. Thực tế đã cho thấy hiện nay sự hiểu biết của người Việt nhất là giới trẻ rất mơ hồ, chưa thấy được cái hồn và tầm quan trọng của nó”.

Âm nhạc là sản phẩm của một xã hội, tiếng nói của dân tộc. Dân tộc nào đã phát sinh ra nó, nghe nó dĩ nhiên là cảm thấy thấm thía.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, sự giao thoa văn hóa trong âm nhạc dân tộc là điều tất yếu. Trong dàn nhạc truyền thống của Thái Lan sang biểu diễn chào mừng hội nghị của ICTM tại Hà Nội, trong những nhạc cụ đặc trưng của Thái Lan cũng có một số nhạc cụ khá tương đồng với nhạc cụ của Việt Nam như: trống, mõ... Những bản nhạc được giới thiệu cũng không chỉ là những giai điệu đặc trưng Thái Lan mà còn có sự ảnh hưởng từ âm nhạc Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar.

Rõ ràng sự giao thoa văn hóa trong âm nhạc dân tộc luôn tồn tại một cách tự nhiên và việc bắt tay để hỗ trợ nhau cùng bảo tồn, phát triển âm nhạc truyền thống là điều cần thiết. Nhân Hội nghị ICTM, Việt Nam đã có thêm cơ hội để trao đổi kinh nghiệm bảo tồn và quảng bá âm nhạc dân tộc từ nhiều nhà nghiên cứu quốc tế.  Đây cũng chính là lý do để nhiều năm qua, các hội nghị của Hội đồng âm nhạc truyền thống quốc tế được tổ chức tại các quốc gia khác nhau.

                                                                                                                             Theo LD

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục