Bức bình phong giữa 2 di tích đã bị phá thông

Bức bình phong giữa 2 di tích đã bị phá thông

Dự án tu bổ, tôn tạo hai di tích tượng đài vua Lê Thái Tổ và đình Nam Hương hoàn thành vào tháng 10.2009. Nhiều nhà nghiên cứu và du khách đã vô cùng sửng sốt khi nhận ra những chuyện lạ trong việc trùng tu - tôn tạo tại đây.

 

Hai di tích hóa thành... một

Được xây dựng từ thời Lê, đình Nam Hương là ngôi đình của thôn Tự Tháp (tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương), nay là số 75 phố Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tới năm 1896, khu tượng đài Lê Thái Tổ mới được dựng ở bờ tây Hồ Gươm, xưa thuộc thôn Tự Tháp (tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương), nay là số 16 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hai di tích được ngăn cách bởi một bức bình phong. Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã xếp hạng khu tượng đài vua Lê và đình Nam Hương là hai di tích lịch sử cấp quốc gia. Như vậy, có văn bản nhà nước công nhận đây là hai khu di tích riêng biệt, có giá trị lịch sử, văn hóa riêng.

Ấy vậy mà sau đợt tu bổ vào năm 2009, bức bình phong ngăn cách giữa hai khu di tích tồn tại từ hơn 100 năm qua đã bị phá thông. Từ khu di tích tượng đài vua Lê có thể đi thông sang đình Nam Hương. Một chiếc cầu thang dẫn từ khu di tích tượng đài vua Lê lên đình được xây mới. Du khách tới thăm đều không dễ biết đây chỉ là một khu di tích chứ không phải là hai. Thật khó hiểu khi tượng đài vua Lê Thái Tổ và đình Nam Hương lại có liên quan tới nhau và “hóa” thành một (?!).

Ngang nhiên làm sai lệch lịch sử

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử không khỏi “bàng hoàng” khi đọc bảng “Giới thiệu di tích lịch sử văn hóa đình Nam Hương” (Xin trích dẫn: “Đình Nam Hương thờ các vị thần tiêu biểu của Thăng Long xưa như thần Long Đỗ (thần Bạch Mã), thần Cao Sơn, Linh Lang, công chúa Hà Duy và vua Lê Thái Tổ”.

Hơn 20 năm làm trùng tu di tích, tôi chưa bao giờ thấy rồng bò ngược từ dưới lên như ở đây. Còn ông rồng ôm góc tường thì tôi chưa từng thấy bao giờ ở mọi di tích cổ”

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc khẳng định: “Đình Nam Hương không thờ vua Lê Thái Tổ”. Vậy, có đúng đình Nam Hương không thờ vua Lê Thái Tổ?

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên đưa ra dẫn chứng: “Thực tế lịch sử đã được các tác giả cuốn Thủ đô Hà Nội (Sở VHTT Hà Nội xuất bản năm 1984) cho biết: “...Phía sau tượng có một ngôi đình cổ cũng hướng ra Hồ Gươm, nhiều người nhầm gọi là đền vua Lê. Đây là đình Nam Hương, thôn Tự Tháp; Còn ngôi đền thờ duy nhất thờ Lê Lợi ở Hà Nội trước đây nằm ở vào khoảng số 20-22 phố Lý Thái Tổ, sau bị hủy hoại, dân làng Kiếm Hồ mới chuyển về thờ ở tầng gác hai số 7 Hàng Vôi...”. Ông dẫn chứng thêm: “Trong bản đồ Hà Nội vẽ năm Tự Đức thứ 26 (1873) có ghi chú số 49: Đình Nam Hương- monument décidé aux trois génies précédents, à une héroine de la famille royale des Lý (avant 1225) et à un des rois de la famille des Nguyễn (có thể dịch như sau: Đình Nam Hương - di tích thờ ba vị thần, một nàng công chúa vương triều Lý (trước 1225) và một trong số những vị vua triều Nguyễn).

Với các chứng cứ lịch sử như vậy có thể kết luận: đình Nam Hương không thờ vua Lê Thái Tổ. Bước vào khu gian thờ trong đình, có thể dễ dàng nhận ra bức tượng thờ của vua Lê Thái Tổ còn mới. Không hiểu vì lý do gì mà bảng giới thiệu lại viết như vậy. Phải chăng để “hợp lý hóa” việc “biến” hai di tích thành một?

 

                                                                  Theo Báo ThanhNien

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục