Nhà thơ Đinh Đăng Lượng.

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng.

(HBĐT) - Tự bạch trong cuốn kỷ yếu “Những nhà văn hiện đại Việt Nam” (Hội Nhà văn xuất bản năm 2010), nhà thơ dân tộc Mường Đinh Đăng Lượng đã thổ lộ: “Tôi nhận ra, chỉ có thông qua sáng tác, mình mới có cơ hội giãi bày được tấm lòng mình… cả những buồn vui, lo toan và cả khát vọng… Với những sáng tác đó, bây giờ gặp lại bạn bè, người quen, họ không còn nhớ tôi đã làm gì trước đó. Họ chỉ nhớ tôi là nhà văn, nhà thơ và tôi thấy đó là hạnh phúc”.

 

Một ngày đầu những năm 80 của thế kỷ 20, nhóm sinh viên Đại học tổng hợp Hà Nội (cũ) rủ nhau đạp xe vào Sở Văn hóa - Thông tin Hà Sơn Bình ở thị xã Hà Đông để nghe nói chuyện về thơ, văn tỉnh nhà. Thời điểm đó, các nhà văn, nhà thơ “ở phía” Hòa Bình thường được nhắc đến như Hà Trung Nghĩa, Quách Ngọc Thiên, Phạm Ngọc Chiểu…     

 

Hôm đó, vài người nhắc đến một kỹ sư ở Nhà máy giấy Kỳ Sơn, một hồn thơ nồng hậu bên dòng sông Đà trong tập thơ in chung in chung  “Hội cồng mùa xuân”(Hà Sơn Bình năm 1978 với Thế Mạc, Đào Ngọc Chung). Cách nhìn, cách cảm của chàng kỹ sự về quê hương, về con người nơi anh sống, làm việc có một điều gì đó “không giống” với nhiều nhà thơ dân tộc khác. Anh nói cho chính anh hiểu, cho bà con bản Mường quê anh đọc và đồng cảm; anh nói bằng giọng điệu vốn có của mình. Hãy cùng cảm câu thơ anh viết trong bài Về thăm biển lần đầu: “Chỉ thấy sóng như luống cày của bố/ Mặt biển phẳng bằng như nong phơi lúa/Ngấn nước xanh chàm như áo mẹ tôi”, hay bức tranh chợ vùng cao với nhiều gam màu, âm thanh của “Phiên chợ Tết”. .

     

Không được học hành, nghiên cứu bài bản về lý luận văn chương, nhưng đó lại là “lợi thế” để ông không bị cái lý luận sơ cứng soi rọi mà hồn nhiên bắt rễ vào đời sống. Mà ở đây, chính là đời sống văn hoá, với những bản sắc của người Mường nói riêng và đồng bào các dân tộc Hoà Bình nói chung. Đó là cội nguồn, tổ tiên cần tri ân, biết đến và hành động. Con người không thể “rời” khỏi chính mình: “Cây chu đồng...Vằng vặc toả bóng xuống 4 Mường/ Bám rễ sâu nơi đèo cao, đất dốc/ Rễ dài hơn suối nước/Lá cành che hết cánh đồng Bi, Vang”; “ Trong ánh sáng tia chớp, những đêm trăng ngàn/Để nuôi nòi giống, họ hàng”. Quê hương, làng bản, con người Hoà Bình xuất hiện dày đặc trong hầu hết các tập thơ của ông; có những nỗi niềm, tâm tư cần chia sẻ. Nhiều hình ảnh thân thương được nhà thơ nâng giấc, vỗ về và lưu giữ như: “ Lời mẹ hát ru”, “ Đi khắp bốn Mường”, “Bên bếp lửa”, “Bông cơm, trái lúa của làng”. Nhà thơ mạnh ở những bài thơ thể tự do.

 

Gần 40 năm mải miết trên “cánh đồng thơ ca”, để rồi hôm nay, khi đang ở tuổi 63, khi đã rời khỏi chính trường, ông đã có 4 tập thơ “nặng tay” cùng nhiều tập in chung với các tác giả khác (như Hội cồng mùa xuân, Núi mọc trong mặt gương, Rừng sáng...). Những tập thơ in riêng của nhà thơ có thể kể như “ Người ở đầu nguồn”, “Bóng cây Chu Đồng”, “Hồn chiêng”, “Cánh đồng dàn mải miết”. Từ giải A thi sáng tác thơ Hà Sơn Bình (năm 1977), đến nay nhà thơ Đinh Đăng Lượng đã có nhiều giải thưởng quan trọng như giải ba (Giải thưởng văn nghệ 10 năm tỉnh Hòa Bình 1991-2001), giải nhất giải thưởng văn nghệ 5 năm tỉnh Hòa Bình, giải C, hội đồng giải thưởng Hội văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam(năm 2005). Từ sau thời kỳ tái lập tỉnh, anh sáng tác và đăng khá đều trên Báo Hòa Bình, Văn nghệ Hòa Bình. Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), được đọc, ngâm trên chương trình văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2006, với những đóng góp của mình, nhà thơ Đinh Đăng Lượng đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam (là một trong 5 nhà thơ dân tộc Mường trong toàn quốc).

                                                                                               

                                                                                        Quang Phương

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục