(HBĐT) - Quê tôi có nhiều hương thơm đặc biệt lắm. Tôi thực khó tưởng tượng được đó lại là những mùi hương thấm sâu vào máu thịt, vào tâm hồn con người.

 

Một chiều đầy nắng và gió, không khó để bắt gặp rơm rạ trải khắp mọi miền quê sau mùa gặt. Những ngày đầu mùa hạ những bước chân lạc nhịp của những người nông dân dường như cũng rộn ràng hơn theo nhịp điệu rộn ràng của mùa gặt, mùa lúa mới. Không phải ngẫu nhiên mà người dân quê tôi luôn mong nắng lên, nắng phải thật giòn, thật rực rỡ để thóc lúa được tưới mình dưới nắng bỏng rát. Để thân hình của những bông lúa được đắm mình trong màu nắng trưa hè. Những bước chân đi qua làng quê, những khuôn mặt giáp mặt với nhau, những gánh rơm sẽ va quệt vào nhau. Thương rơm, chăm sóc rơm, gắn bó với rơm: đó chính là cốt cách, là công việc muôn đời nay của những bước chân trên làng quê. Mùi rơm nồng nàn, mơn man cho ta cảm giác yêu thương say nồng. Đứng ở giữa làng nghe âm hưởng của khúc nhạc vàng của mùa lúa, đánh thức những ký ức ngày ấy, đong đầy những ảo vọng tương lai. Bất chợt tôi nhớ đến bài thơ của thi sĩ Trần Đăng Khoa đã làm rung động tâm hồn cho những mảnh đời của một thời khói lửa: “Có hương sen thơm / Trong hồ nước đầy / Có lời mẹ hát / Ngọt bùi đắng cay...”. Về với thực tại tôi càng trở nên trân trọng, ngày xưa thi vị như thế, ngày nay càng chan chứa tình người. Gió ru nhẹ rơm, rơm bùi ngùi phảng phất trong con tim những giá trị bé nhỏ mà khắc sâu tâm can, chiếm trọn linh hồn, khát vọng chia sẻ của những phận người luôn gắn bó thương người như thể thương thân. Được về với nơi chôn nhau, cắt rốn, được cầm hái đi gặt là niềm vui, hạnh phúc giản dị của những phận người gắn liền với đồng quê. Trong nhà, ra ngõ, ngoài đồng hiện lên một một màu nâu gắn chặt với niềm vui bội thu của mùa màng. Miệng đắng, da xót khi nghĩ về rơm nhưng lại nồng nàn một hương thơm diệu kỳ mà ta được thưởng thức cả cuộc đời. Khói đốt đồng buổi chiều quê như thấm chặt vào từng giấc mơ, những ký ức tươi đẹp, những giấc mơ diệu kỳ. Rơm cháy. Rơm lại làm tốt cho đất, đất mẹ cho ta những nhánh lúa vàng ươm trên từng nụ cười, tấm lòng thơm thảo. Rơm không cháy, rơm có xót nhưng mang lại cho mỗi người cảm giác bình yên. Lặng bước trên con đường làng mà ngỡ thời gian như dừng lại chỉ còn ta với rơm, rạ ngày mùa. Có lẽ không nhà nào không có một cây rơm. Đầu thôn, cuối xóm, rơm ngự trị và vươn cao có khi bằng mái nhà, cột ăng ten. Cây rơm to, nhỏ đều có một chỗ đứng chễm chệ bên từng ngôi nhà, từng góc sân, từng khoảng vườn. Gom rơm, phơi rơm rồi chăm chút để có một cây rơm cho đàn trâu được ấm êm trong những ngày rét. Đồng quê gắn bó với ta, ta với rơm lại hài hòa một cách tự nhiên mà lặng lẽ, khó phai. Nắng bất chợt lên, bất chợt tắt, rơm, rạ vẫn nằm đó là hiện thân của bát cơm đầy cho ta no bụng. Đã bao giờ bạn tìm đến đống rơm để chơi đùa, để lăn từ trên xuống đất? Những cảm giác của tuổi thơ khó phai mờ trong tâm trí người dân nơi thôn quê. Dẫu đường đời có đưa ta đi xa muôn lối với một nền văn minh lộng lẫy vượt xa những điều bạn nghĩ. Nhưng rơm rạ vẫn là nơi chan chứa những niềm tin và khát vọng, ba mẹ làm nông chỉ mong chờ thóc lúa đầy bồ để nuôi lớn những đứa con. Những người dân quê lam lũ luôn mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu để gieo mầm cho những ước vọng. Vì thế họ trân trọng mọi thứ, dẫu chỉ là cọng vàng nhỏ nhoi. ở một miền xa nào đó, nơi tôi tới chắc chắn rơm rạ sẽ không thể nào thiếu, nó là một phần của tình người, tình quê, hồn  đất nước.

 

 

                                                                       Phan Nam

                                                (Tiên Châu, Tiên Phước, Quảng Nam)

 

 

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục