(HBĐT) - Sau những bộn bề của công việc, Thượng úy Hoàng Thị Hường, Phó Đội trưởng Đội Xuất cảnh, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh) lại tất tả trở về với lo toan của cuộc sống thường ngày như bao người phụ nữ khác. Với người phụ nữ cùng lúc vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ, vừa làm tròn thiên chức của người vợ, người mẹ cần phải nhiều nỗ lực, cố gắng.


Thượng úy Hoàng Thị Hường, Phó Đội trưởng Đội Xuất cảnh, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh) tận tình hướng dẫn thủ tục cấp hộ chiếu cho người dân.

 Thượng úy Hường chia sẻ: "Do đời sống người dân nâng cao, nhu cầu xuất cảnh đi lao động, thăm thân, chữa bệnh... cũng tăng đáng kể. Trung bình mỗi ngày, tôi và đồng đội tiếp nhận trên 100 hồ sơ, áp lực công việc khá lớn". Để đáp ứng yêu cầu công việc, đảm bảo cho người dân đến làm thủ tục đều được tiếp nhận đầy đủ, đầu giờ, chị Hường phải đến sớm trước 15 phút rồi có khi phải làm thông trưa. Dù lượng hồ sơ lớn nhưng đều được giải quyết các thủ tục một cách thấu tình, đạt lý để nếu người dân có phải trở về hoàn thiện giấy tờ cũng cảm thấy hài lòng.

Bên chồng hồ sơ cao ngang mặt, Thượng úy Hường tất bật với việc hướng dẫn người dân làm thủ tục. Không chỉ làm công tác chuyên môn thuần túy, hàng ngày, chị Hường và đồng đội còn phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện ra các hành vi sai phạm như tráo người, sử dụng chứng minh nhân dân giả làm thủ tục xuất nhập cảnh. Chị Hường kể: Ngày 28/1/2018, trong lúc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu của công dân Nguyễn Thị Khánh Ly, sinh năm 1997, trú tại xã Hòa Sơn (Lương Sơn), bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi phát hiện chứng minh thư có dấu hiệu làm giả. Đấu tranh với đối tượng, người này có biểu hiện lúng túng, quanh co hòng chối tội. Tôi đã phối hợp với Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh) tra cứu hồ sơ, qua đó xác định chứng minh thư bị làm giả. Ly khai nhận, trước đó, do bị mất chứng minh thư nên đã nhờ một người tên là Hà ở Hà Nội làm giả chứng minh thư để cấp hộ chiếu. Nhận thấy sự việc có dấu hiệu làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan Nhà nước, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã chuyển vụ việc đến Công an thành phố Hòa Bình thụ lý điều tra. "Đó chỉ là một trong hàng chục trường hợp giả mạo hồ sơ bị phát hiện” - chị Hường cho biết thêm.

Chị Hường vẫn nhớ như in lần đầu giải quyết "ca khó” giúp dân. Một ngày cuối giờ chiều (năm 2015), có 2 cha con người dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Đà Bắc lặn lội hàng chục km đường rừng tìm tới Đội Xuất cảnh để làm thủ tục cấp hộ chiếu. Lúc đó, chị chuẩn bị ra về thì người dân đến nài nỉ, xin được làm thủ tục cấp hộ chiếu để xuất khẩu lao động ở Cộng hòa Séc. Theo người dân này, lịch bay đã ấn định, nếu không giải quyết sớm có nguy cơ lỡ chuyến bay, quan trọng hơn là mất hàng chục triệu đồng tiền đặt cọc. Lúc này đã khá muộn nhưng chị tận tình hướng dẫn người dân khai hồ sơ, rút ngắn các thủ tục để họ sớm trở về gia đình. Lúc chia tay, 2 cha con bịn rịn bày tỏ lòng biết ơn tới chị Hường và cán bộ trong đơn vị.

Chị Hường còn tích cực tham mưu, đề xuất lãnh đạo đơn vị tổ chức hàng chục buổi tuyên truyền về xuất cảnh trái phép và phòng, chống mua bán người ở cơ sở. Mỗi lần đến cơ sở, Thượng úy Hường như trở về gia đình, gặp gỡ bà con để tuyên truyền, vận động người dân hiểu và chấp hành quy định về xuất nhập cảnh. Tránh để đối tượng lợi dụng xuất cảnh để mua bán người hoặc đưa vào các động mại dâm. Phần thưởng quý giá nhất đối với chị là những tin nhắn, những lá thư cảm ơn của người dân gửi đến. Đó là nguồn động viên, khích lệnh để Thượng úy Hoàng Thị Hường và đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Như Hùng (Công an tỉnh)

 

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục