(HBĐT) - Tốt nghiệp trung học cảnh sát, năm 1989, đồng chí Ngô Nguyên Ngọc được phân công nhiệm vụ Cảnh sát khu vực Công an phường Phương Lâm, phường trung tâm tỉnh lỵ Hà Sơn Bình (nay là tỉnh Hoà Bình). 

 


Thượng tá Ngô Nguyên Ngọc, Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh trao quyết định tha tù trước thời hạn cho phạm nhân.

Quá trình công tác, anh được bổ nhiệm nhiều vị trí chủ chốt của Công an thị xã (nay là Công an TP Hoà Bình) như: Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp, Trưởng Công an phường Tân Thịnh, năm 2012 được bổ nhiệm Phó Trưởng Công an TP Hoà Bình. Tháng 3/2017, anh được bổ nhiệm Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh, một lĩnh vực hoàn toàn mới, đầy khó khăn, gian khổ, đòi hỏi cán bộ quản giáo phải có bản lĩnh vững vàng, một ý chí thép.

Nhận nhiệm vụ, Thượng tá Ngô Nguyên Ngọc luôn trăn trở làm sao xây dựng môi trường Trại tạm giam đậm chất nhân văn, nơi can, phạm nhân tìm lại con người thật của mình. Điều khó nhất mà mỗi cán bộ quản giáo cần làm không phải trông coi thể xác của phạm nhân, mà chính là nắm được phần hồn của họ, làm sao "chạm” được vào góc tâm hồn mà họ đang cố giấu, có như vậy mới là thành công. Đối với tử tù thì họ sám hối, ăn năn trước khi đền tội. "Dù bị kết án tử họ vẫn là con người, họ có cha, có mẹ, có trái tim biết rung động. Vì vậy, chúng tôi vẫn đối xử với họ như người bình thường để họ sống những ngày còn lại trong thanh thản. Nhiều tử tù như Nguyễn Văn Tuấn ở Phù Cừ (Hưng Yên), kẻ nhẫn tâm sát hại dã man người lái xe ôm vô tội chỉ để cướp chiếc xe máy hay Dương Ngô Duy ở Tân Yên (Bắc Giang) thách thức pháp luật khi vận chuyển ma túy với số lượng kỷ lục, lên tới 120 bánh hêrôin..., trước khi ra pháp trường họ không quên chào từ biệt, họ thấm thía lỗi lầm và cầu mong được xã hội, người đời tha thứ". 

Để khơi dậy tính bản thiện trong mỗi phạm nhân, Thượng tá Ngô Nguyên Ngọc đã tổ chức viết thư "Gửi lời xin lỗi” nhằm giáo dục phạm nhân về sự hối lỗi, mong muốn nhận được sự tha thứ của mọi người. Mỗi bức thư là nỗi niềm, là sự hối lỗi, trăn trở của mỗi phạm nhân về sai lầm gây ra cho xã hội. Có những phạm nhân từ khi vào trại, được giáo dục, cải tạo đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình, nhưng chưa nghĩ tới việc viết thư xin lỗi vì xấu hổ, tự cao, hoặc không dám viết vì nghĩ sẽ không được tha thứ. Thượng tá Ngọc chỉ đạo tổ chức diễn đàn "Thắp sáng ước mơ hoàn lương” để phạm nhân có niềm tin vào cuộc sống, nỗ lực cải tạo để sớm đoàn tụ trong vòng tay của gia đình.  

Để người phạm tội có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, trở thành người có ích cho xã hội, Trại phối hợp Thư viện tỉnh thành lập thư viện tại khuôn viên Trại để phục vụ nhu cầu đọc sách của phạm nhân. Với trên 1.000 đầu sách, báo các loại được luân chuyển thường xuyên, phạm nhân có thể tìm hiểu các kiến thức pháp luật, chính trị, xã hội để bổ sung kiến thức, phục vụ tốt yêu cầu giáo dục, cải tạo. 

Với trên 30 năm công tác trong ngành, trải qua nhiều lĩnh vực công tác, trong sâu thẳm con người anh là nghị lực, tâm huyết, trách nhiệm với công việc, là sự cần mẫn, tận tụy phục vụ Nhân dân. Người giám thị ấy vẫn âm thầm gieo mầm thiện, cải tạo những mảnh đời lầm lỗi. Mỗi dịp chia tay phạm nhân, Thượng tá Ngô Nguyên Ngọc đều dành tình cảm tốt đẹp, cầu chúc họ hoà nhập thành công với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. 

NHƯ HÙNG (Công an tỉnh)

Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục