Bùi Thị Chung có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp GD&ĐT của thành phố Hoà Bình.

Bùi Thị Chung có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp GD&ĐT của thành phố Hoà Bình.

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên ở huyện Tân Lạc, nhưng trong 30 năm công tác trong ngành Giáo dục, thì có đến 20 năm, chị Bùi Thị Chung gắn bó với sự nghiệp “trồng người” ỏ thành phố Hoà Bình.

 

Đường đời muôn nẻo, với biết bao khúc ngoặt, lối rẽ khác nhau. Nhưng với chị Chung, “nghề dạy học”, “sự nghiệp giáo dục” luôn là điều thôi thúc mãnh liệt để chị phấn đấu không ngừng. Nhất là khi làm “thủ lĩnh” Ngành GD&ĐT thành phố, mong muốn làm một điều gì đó, góp một “viên gạch hồng” cho giáo dục thành phố, chị càng cảm thấy thấm thía nhiều hơn…

 

Cũng có sự bận rộn của một người con, người mẹ, người vợ, nhưng chị đã biết sắp xếp việc nhà để chồng yên tâm công tác, còn mình cũng có điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Rồi suốt trong quãng thời gian công tác vừa qua, còn phải “cân đối” thời gian để học xong đại học (Đại học sư phạm I Hà Nội), lớp quản lý giao dục, lớp cao cấp lý luận chính trị… Đồng thời, vẫn phải làm tốt nhiệm vụ của mình (khi là giáo viên, rồi chuyên viên phòng Giáo dục…). Tại mỗi thời điểm đó, ở “nhiều vai” khác nhau, chị đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhưng tâm thế của những thời điểm đó khác nhiều ở giai đoạn sau. Đó là khi chị nhận được sự tín nhiệm của ngành, của thành phố vào năm 1997 (khi chị được đề bạt phó phòng GD&ĐT thành phố), và nhất là được đề bạt chức vụ Trưởng phòng GD&ĐT thành phố (năm 2005), trong lòng chị là cả một bến bờ những suy tư và lo lắng. Không có chỗ cho sự “nhấm nháp” dư vị của sự thành đạt, hay niềm vui nhất thời, mà là nỗi trăn trở: làm gì để gánh vác thành công sự nghiệp giáo dục thành phố? Khó khăn ban đầu, nhưng chị luôn có niềm tin và sự quyết tâm khi nắm giữ trọng trách mới. Bởi chị có sự quan tâm, ủng hộ của các cấp uỷ, chính quyền thành phố và ngành GD&ĐT tỉnh; là sự sẻ chia, tâm huyết vì sự nghiệp “trồng người” của đội ngũ cán bộ, giáo viên thành phố và nhân dân trên địa bàn. Chính lúc này, bản lĩnh và sự quyết đoán của người quản lý đã trỗi dậy để chị bước qua những khoảnh khắc khó khăn ban đầu trong suy tư…

 

Từ năm 2005 đến nay, thành phố Hòa Bình đã từng bước xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất cho hầu hết các trường trên địa bàn. Trong đó đã xây dựng mới và cải tạo 87 phòng học và các phòng chức năng; quy hoạch sân, vườn trường của nhiều nhà trường tạo cảnh quan sư phạm; đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng được 13 trường chuẩn Quốc gia, nâng số trường chuẩn Quốc gia của thành phố lên 22 trường. Điều mừng là nhiều trường xa trung tâm đã phấn đấu thành trường chuẩn Quốc gia như tiểu học Yên Mông, THCS Yên Mông; cả 3 trường mầm non, tiểu học và THCS ở xã Thống Nhất đều được đầu tư xây dựng, trong đó có 2 trường có kế hoạch phấn đấu thành trường chuẩn Quốc gia (năm học 2010-2011, 72/72 em ở Thống Nhất đã vào học tại trường tiểu học Thống Nhất). Trường tiểu học Thái Bình đã đón nhận trường chuẩn Quốc gia vào đầu năm học 2010-2011. Các trường mầm non Chăm Mát, Hoa Hồng, tiểu học Dân Chủ, Sủ Ngòi, mầm non Tân Hoà A… đã có diện mạo mới. Bên cạnh đó là sự kiên trì xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường; nhân rộng các điển hình hay, việc làm tốt và đặc biệt chú trọng giáo dục đại trà; có sự quan tâm, đầu tư mọi mặt cho các trường vùng ven. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn, nhất là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được chị và Phòng triển khai một cách thực chất tại các trường.

 

Vấn đề mà chị Chung và tập thể phòng Giáo dục quan tâm chính là làm sao các trường ở vùng ven tạo được độ bền vững trong chất lượng đại trà và mũi nhọn... Trong giai đoạn từ 2005 đến nay, đã có1.994 lượt giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, 568 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Về phía các em học sinh đã có 894 em đoạt giải học sinh giỏi cấp thành phố; 1.866 em đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm 2009, phòng GD&ĐT thành phố Hoà Bình được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất; trường tiểu học Lê Văn Tám, mầm non Đồng Tiến được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba; trường tiểu học Trần Quốc Toản, tiểu học Sông Đà được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Các trường điểm như  tiểu học, THCS Hữu Nghị, THCS Lê Quý Đôn, mầm non U-ni-cep... tiếp tục khẳng định được mình bằng chất lượng dạy và học.

 

Về cá nhân, chị Bùi Thị Chung cũng đã đạt danh hiệu“Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” (năm 2009); 2 lần đi dự Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Hoà Bình (năm 2005, 2010) và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Sắp tới, chị có vinh dự lần thứ 2 là đại biểu của thành phố Hoà Bình đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV./.

                                                                            

 

                                                                                             Bùi Huy

 

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục