Trường THPT Công Nghiệp không ngừng lớn mạnh trên chặng đường 40 năm phát triển và trưởng thành

Trường THPT Công Nghiệp không ngừng lớn mạnh trên chặng đường 40 năm phát triển và trưởng thành

(HBĐT) - Cách đây 40 năm, trên mảnh đất thị xã Hoà Bình, trường thanh niên vừa học - vừa làm đã chính thức được thành lập với tên gọi thân thương “Trường Đoàn” - tiền thân của trường THPT Công Nghiệp hiện nay với cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn, quy mô trường lớp, học sinh nhỏ bé. Trải qua các thời kỳ với những tên gọi khác nhau, cùng với sự lớn mạnh của KT-XH địa phương, nhà trường đã phát triển và lớn mạnh không ngừng.

 

Trường THPT Công Nghiệp Hoà Bình tiền thân là trường Thanh niên vừa học, vừa làm TXHB được thành lập ngày 27/8/1970. Ngay trong những ngày đầu thành lập tuy chỉ có một lớp 10 với 30 học sinh và 8 giáo viên thỉnh giảng, một dãy nhà lớp học đơn sơ, một xưởng trường nhưng  thầy và trò nhà trường đã bắt tay vào thực hiện tốt  nhiệm vụ: vừa học tập, vừa lao động sản xuất. Ngày 25/8/1971, trường được đổi tên thành trường cấp III phổ thông vừa học, vừa sản xuất công nghiệp TXHB. Trong những năm tháng cả dân tộc ta đánh Mỹ, đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, nhiều thầy giáo, học sinh nhà trường đã xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ, chiến đấu tại các chiến trường. Trong số đó có những người đã anh dũng hy sinh, có những người đã để lại một phần xương máu của mình cho Tổ quốc, góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của nhà trường. Năm 1976, tỉnh Hoà Bình hợp nhất với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, trường được đổi tên thành trường cấp III Công Nghiệp B Hà Sơn Bình. Cùng với 45 trường cấp III trong toàn tỉnh, trường luôn dẫn đầu trong mọi phong trào thi đua. Với những thành tích xuất sắc của thầy và trò, năm 1979, nhà trường đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

 

Để phục vụ cho công trình thuỷ điện Hoà Bình tiến hành xây dựng,  nhà trường đã nhường  địa điểm cho công trình thế kỷ, di chuyển nhiều nơi, song  vẫn  hoàn thành xuất sắc  nhiệm vụ giáo dục được giao. Năm 1985, do sự nghiệp giáo dục trên địa bàn TXHB phát triển mạnh, nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc ngày càng lớn, nhà trường đã được UBND tỉnh đồng ý cho tách làm hai trường: trường PTTH Kỹ thuật  đặt tại địa bàn phường Chăm Mát và trường THPT Công Nghiệp  thị xã Hoà Bình. Năm 1991, tỉnh được tái lập, trường được mang tên trường THPT Công Nghiệp Hoà Bình. Nhiệm vụ của nhà trường thay đổi, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp dạy nghề được bàn giao,  nhà trường chỉ tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ giáo dục văn hoá cho học sinh. Từ năm học 1992-1993, nhà trường đã đề xuất, được sự đồng ý của UBND tỉnh và Sở GD&ĐT cho phép được mở hệ chuyên bán công đầu tiên trong cả nước. Chất lượng giáo dục toàn  diện  của nhà trường được nâng lên. Nhà trường được xếp vào tốp các trường dẫn đầu khối THPT của tỉnh.

 

Từ năm học 2004-2005, nhà trường bắt đầu chuyển sang mô hình  lớp chất lượng cao. Đây là các lớp được tuyển chọn học sinh có năng lực học tập, ý thức tu dưỡng rèn luyện, được đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên giỏi, được học tập theo chương trình của Bộ GD &ĐT quy định, do nhà trường biên soạn nhằm đạt hiệu quả cao thi tuyển đại học và thi học sinh giỏi. Có lớp gần 100% học sinh đạt khá, giỏi, trong đó, giỏi chiếm 35%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 100%, 85% đỗ đại học. Nhà trường giữ vững trường tiên tiến xuất sắc và đơn vị dẫn đầu khối giáo dục THPT toàn Tỉnh. Trong suốt 40 năm qua, nhà trường đã đào tạo được 10.200 học sinh tốt nghiệp PTTH, tham gia học tập, lao động sản xuất và chiến đấu trên mọi nẻo đường  của Tổ quốc. Có những học sinh của nhà trường đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, 6.200 lượt học sinh học lực khá, giỏi. 10.020 lượt học sinh đạt  hạnh kiểm khá và tốt, 605 học sinh đạt giải thi học sinh  giỏi cấp tỉnh và 35 học sinh đạt giỏi quốc gia, 1 học sinh tham dự đội dự tuyển thi học sinh giỏi tin học quốc tế, 7.520 học sinh đã và đang học đại học, cao đẳng, 250 thạc sỹ, 22 tiến sỹ. Nhiều học sinh của trường  đã trở thành các nhà khoa học, là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan trong và ngoài tỉnh, là sỹ quan trong LLVT, sinh viên ưu tú, doanh nhân và những người lao động giỏi.

 

Hiện nay, trường có 26 lớp với 1.068  học sinh, 72 CB,GV,CNV, Đảng bộ đã có 3 chi bộ với 37 đảng viên. Cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học ngày càng được trang bị hiện đại, cảnh quan sư phạm khang trang. Năm học 2005-2006, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Từ năm 1991-1992, nhà trường liên tục giữ vững trường tiên tiến xuất sắc của tỉnh. Các năm học 1996-1997, 2005-2006, 2007-2008, 2008-2009, trường được nhận cờ đơn vị dẫn đầu khối THPT toàn tỉnh. Hai tổ chuyên môn được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và  nhiều danh hiệu thi đua khác cho tập thể và cá nhân. Năm 2000, nhà trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì.  Đảng bộ nhà trường liên tục nhiều năm đạt danh hiệu TS-VM tiêu biểu của Đảng bộ TPHB.

 

Suốt chặng đường 40 năm qua, các thế hệ thầy và trò trường THPT  Công Nghiệp Hoà Bình luôn biết ơn về sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ  của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Sở GD &ĐT, ban, ngành, đoàn thể    nhân dân  các dân tộc trong tỉnh. Nhờ đó, nhà trường  đã vượt qua mọi khó khăn, kiên trì thực hiện các mục tiêu đề ra. Trường đã khẳng định được vị thế trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh về chất lượng giáo dục toàn diện.  Năm 2010, trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất. 

 

 

                                                                  Nguyễn Minh Thành

                                                                 Giám đốc Sở GD&ĐT

 

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục