(HBĐT) - "Chim lạc đà” là tên gọi khác của giống đà điểu mà vợ chồng anh chị Phan Sỹ Hải và Lê Hải Yến mạnh dạn đưa về nuôi tại xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình). Mặc dù mỗi người đều có một công việc riêng nhưng với ý chí làm giàu, vợ chồng chị Yến đã "bén duyên” với loài chim cao cổ này.


Trang trại đà điểu của vợ chồng chị Lê Hải Yến, xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) tạo nguồn thu ổn định từ 100 – 150 triệu đồng/năm.

Dám nghĩ, dám làm tạo nên thành công

 Qua tham khảo và tìm hiểu trên mạng về loài đà điểu, gia đình chị Yến cũng được người quen ở huyện Ba Vì - Hà Nội giới thiệu lấy giống từ tỉnh Khánh Hòa về nuôi thử nghiệm. Năm 2012, gia đình chị Yến lấy về 6 con loại từ 5 - 7 kg với giá 2 triệu đồng/ con. Do đang có con nhỏ và chưa thầu được quỹ đất rộng nên vợ chồng chị ngừng nuôi. Sau 3 năm, vợ chồng chị đầu tư 30 triệu đồng thầu hơn 1.000 m2 đất và nuôi lại với số lượng 30 con. Thấy đà điểu phát triển đều, dễ nuôi, thích nghi tốt với điều kiện thời tiết lại ít dịch bệnh nên anh chị tăng dần số lượng từ 60 - 100 con, lúc cao điểm lên tới 200 con. Hiện, trang trại của chị Yến duy trì khoảng 120 con thương phẩm và 6 con đẻ trứng.

Chị Yến cho biết: "Gia đình tôi chủ yếu nuôi đà điểu để lấy thịt, trứng để bán lẻ. Mỗi con cái từ 18 - 20 tháng tuổi có thể đẻ trứng nhưng vì chưa có lò ấp, kỹ thuật ấp trứng đòi hỏi cao nên gia đình tôi chưa thể thực hiện được. Do đó, tôi tập trung vào nuôi lấy thịt”. Hiện, chị bán thịt đà điểu cho các nhà hàng trong tỉnh và chủ yếu bán lẻ ở chợ Nghĩa Phương và Tân Thành. Giá thịt đà điểu bán lẻ từ 100.000 – 250.000 đồng/kg tùy loại, 80.000 – 85.000 đồng/cân hơi và 250.000 -280.000 đồng/kg giò. Mỗi tuần, chị xuất 2 con vào thứ bảy và chủ nhật hoặc nhiều hơn khi có khách đặt. Cao điểm những dịp lễ, tết, trang trại của chị xuất 4 con/ngày. Với giá thành phải chăng, thịt đảm bảo tươi ngon nên khách hàng ưa chuộng.

Khẳng định chất lượng đà điểu "sạch”, chị Yến cho biết: "Chúng tôi nuôi đà điểu bằng cỏ voi, cỏ hoa trắng, rau muống, bèo… Trong quá trình nuôi, lượng thức ăn phải đạt đúng tỷ lệ. Cụ thể, khi đà điểu đang úm thì cho ăn cám gà, khi trưởng thành nuôi bằng cỏ kết hợp với cám ngô. Đặc biệt, khi vệ sinh chuồng trại, chúng tôi cẩn thận lượm bỏ hết các vật sắc nhọn, cứng để tránh đà điểu ăn phải. Tôi thường nhập giống về từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm, mỗi lần khoảng 100 con vừa úm”.

Để có kiến thức chăm sóc đà điểu, vợ chồng chị Yến không ngừng tìm tòi, học hỏi trên mạng và trao đổi với nơi cung cấp giống. Do tự học nên ban đầu vợ chồng chị gặp không ít khó khăn. Chị Yến chia sẻ: "Ngoài nguồn vốn hạn chế thì kinh nghiệm là điều lo lắng nhất của chúng tôi. Trong quá trình vận chuyển, nhiều con chết dọc đường. Những con non chết do đề kháng yếu, con lớn do việc vận chuyển đường xa giẫm đạp lên nhau gây ngạt thở mà chết. Có lần tôi lấy về 12 con thì chết dọc đường một nửa”. Rút kinh nghiệm, mỗi lần chuyển đà điểu, chị chỉ chở số lượng ít vào thời điểm mát trời, đặc biệt là phải chở vào ban đêm. Hiện trang trại đà điểu đem về cho gia đình chị từ 100-150 triệu đồng/năm, góp phần nâng cao thu nhập.

 Nuôi đà điểu - hướng đi khả quan cho người nông dân

Khác với vật nuôi truyền thống như lợn, gà, trâu, bò, đà điểu có sức khỏe tốt, dễ nuôi, ít dịch bệnh và có giá trị kinh tế cao hơn hẳn nên phù hợp để nhân rộng trong xã và toàn tỉnh. Hiện có một số hộ ở xã Yên Mông và các huyện Kim Bôi, Tân Lạc đến lấy giống đà điểu từ trang trại của chị về nuôi thử. Mỗi lần người mua chỉ lấy khoảng chục con giống vì vốn đầu tư lớn. Để tạo điều kiện giúp nhân rộng mô hình, gia đình chị vừa bán thịt, vừa cung cấp con giống và chịu trách nhiệm đầu ra cho sản phẩm. Chị cũng giúp người mới nuôi lưu ý những điểm như bảo vệ cẩn thận đôi chân của đà điểu, tránh để va chạm mạnh; nuôi con nhỏ phải dải cát lên mặt đất để chúng không bị trơn ngã, cách giữ ấm mùa đông, làm mát vào mùa hè. Mỗi con giống từ 20 - 30 kg có giá 3 triệu đồng, con úm từ 1,8 - 2 kg có giá từ 1,6-1,8 triệu đồng/con.

Đồng chí Nguyễn Sỹ Linh, Bí thư Đảng ủy xã Yên Mông cho biết: "Đây là mô hình chuyển đổi vật nuôi hoàn toàn mới ở xã, bước đầu cho thấy hiệu quả nhất định. Vì vậy, xã khuyến khích bà con chuyển đổi vật nuôi phù hợp với điều kiện từng gia đình. Chính quyền xã sẽ có đề xuất lên cấp trên xem xét tạo điều kiện để người dân được vay vốn nhân rộng mô hình này, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương”.


                                                                   Thanh Sơn

 


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục