(HBĐT) - Mảnh đất rộng hơn 2 ha nằm giữa xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn của anh Hoàng Thanh Giang có vị trí đắc địa. Đất bằng phẳng, có đường giao thông, điện, nước thuận tiện. Đây là yếu tố quan trọng để làm nông nghiệp. Anh Giang đã không chọn cây bưởi, cam, chanh để trồng mà chọn cây dổi. Một loại cây đặc sản nhưng phải chờ "mỏi mắt” mới được thu hoạch.



Anh Hoàng Thanh Giang bên vườn dổi hơn 6 năm tuổi của gia đình.

Đi xung quanh vườn dổi, anh Giang vạch từng tán cây chỉ cho tôi những cánh hoa đã nở. Anh cho biết: Cây này trồng đã 6 năm, bây giờ có hoa trái vụ cũng không thể có quả được. Nhưng đây là tín hiệu mừng báo hiệu đến mùa xuân sang năm cây sẽ ra hoa và có quả cho thu hoạch. Khi tôi trồng, nhiều người bảo chắc đến đời con tôi mới có quả. Với mảnh đất đó, trồng dổi lãng phí. Tôi cho rằng, cây dổi có giá trị riêng của nó, không phải ai cũng nhận ra. Cây dổi vốn là một loài gỗ quý, thớ mịn, không cong vênh và có mùi thơm, chỉ có người giàu mới dám dùng đồ mộc gỗ dổi như cửa, tủ, bàn, ghế và làm phản. Hạt dổi nướng than giã nhỏ trộn muối, làm món chấm thịt gà, thịt lợn hoặc nấu canh cá măng chua là món ăn độc đáo của người Mường Hòa Bình. Mấy năm gần đây, nhiều nơi cũng trồng dổi nhưng không đâu hạt dổi ngon bằng ở Lạc Sơn. Đây là cây đặc sản nên không bao giờ mất giá, hạt dổi cũng không bao giờ mất giá. Giờ Nhà nước đã đóng cửa rừng, sau 10-15 nữa, mỗi cây dổi trị giá hơn cả cây vàng.

 Sau khi rời công trường xây dựng thủy điện Hòa Bình, anh Hoàng Thanh Giang, quê ở huyện Mỹ Lộc, TP Nam Định quyết định ở lại lập nghiệp trên đất Hòa Bình. Là người con của đất Thành Nam chật chội nên khi ở lại Hòa Bình anh rất thích đất để làm nông nghiệp. Sau bao năm tích cóp làm ăn với nhiều nghề khác nhau, anh đã dồn mua đất làm vườn. Cách đây gần 10 năm, anh đưa cây cam Vinh, cam dường Canh về đất Lạc Sơn để trồng. Anh trở thành một trong những người đầu tiên ở đây đưa cây cam về trồng. Để nuôi vườn, vợ chồng anh xoay đủ thứ nghề.

 Anh chia sẻ: Đất và khí hậu ở Lạc Sơn không khác nhiều với đất Cao Phong nên quả cam cũng ngon và ngọt. Tuy nhiên, ở Lạc Sơn diện tích cây cam ít, chưa xây dựng được thương hiệu, khi tiêu thụ cũng hạn chế ít nhiều. Sau khi vườn cam ổn định cho thu hoạch vài trăm triệu đồng/năm, anh quyết định trồng dổi. Không như những vườn dổi cũ trồng xen lẫn các cây khác hoặc trồng dày, anh trồng khoảng cách cây cách cây, hàng cách hàng 8 m. Nhiều người bảo trồng lãng phí. Nhưng khi trồng và chăm bón, cây lớn hơn nhiều. Những vườn dổi cũ trồng xen không chăm bón nên cây phát triển chậm, lâu ra quả. Khi trồng thưa, bón phân như các cây khác thì cây lớn nhanh và việc chăm sóc cũng rất thuận tiện. Đến năm nay khi cây đã 6 tuổi tán nhiều, quả sẽ sai và sau này hàng chục năm nữa cây sẽ không bị cớm, giao tán nhau. Hiện nay, diện tích 2 ha của anh trồng được 300 cây dổi. Theo tính toán, từ năm sau, mỗi năm cây dổi chỉ cần thu 2 - 3 kg hạt, giá bán 2 triệu đồng/kg, một cây dổi sẽ cho thu nhập cao mà ít công chăm sóc hơn nhiều loại cây khác. Hiện nay, trồng dổi có 2 hình thức ghép và gieo hạt. Dổi ghép sau 3 năm cho thu hoạch, dổi gieo hạt phải 7 năm cây bói quả.

 Anh Giang chia sẻ thêm: Hiện nay, nhiều người bỏ tiền đầu tư ồ ạt làm nông nghiệp, đến khi cạn vốn thì bán lại đất, vườn. Nếu làm tiếp không có điều kiện đầu tư nên không hiệu quả. Nhưng với tôi, tôi có quan điểm khác. Mình có điều kiện đến đâu làm đến đó, đảm bảo việc đầu tư không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống gia đình. Tôi làm nghề khác nuôi cam, cam cho thu hoạch thì cam nuôi dổi. Do vậy, việc đầu tư không ảnh hưởng quá nhiều đến tài chính gia đình thì mới yên tâm làm được. Đó là một trong những yếu tố thành công.

 


                                                                                  Việt Lâm

 

 


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục