(HBĐT) - Đó là chàng trai trẻ Bùi Tiến Đạt, sinh năm 1993 tại xóm Lâu, xã Tập Lập (Lạc Sơn). Từ đầu xã hỏi thăm về chàng trai 9x một mình lên khai phá rừng làm trang trại nuôi gà ai cũng biết, người ta gọi với cái tên thân mật "Đạt Gà”. Mô hình Đạt đang thực hiện là sự kết hợp giữa ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi với sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm.


Xẻ đồi làm trang trại

Trang trại gà của Bùi Tiến Đạt nằm sâu trong khu đồi đập Đăng thuộc xóm Lâu. Phải mất hơn 30 phút đi bộ tắt qua ruộng lúa và ngược lên rừng keo mới đến trang trại của Đạt. ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp Bùi Tiến Đạt tại trang trại gà là người hiền lành, chịu khó. Qua câu chuyện càng làm tôi thêm cảm phục về nghị lực vươn lên của chàng thanh niên có cách làm "không giống ai” này.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, là con út trong gia đình có 4 chị em nhưng Đạt rất ham học. Bố mất sớm, một mình mẹ gồng gánh nuôi 4 con học đại học. Học hết cấp 3, Đạt thi đỗ vào trường Đại học Nông nghiệp khoa Nông học, chuyên ngành trồng trọt.

Năm 2016 tốt nghiệp, Đạt ở lại trường làm việc cho trung tâm chuyên trồng hoa và rau sạch của trường với thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Sau mấy tháng làm việc, Đạt quyết định về nhà với suy nghĩ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Khi đó, Đạt tìm hiểu về mô hình chăn nuôi lợn và đi làm thuê cho vài trang trại lợn để học hỏi kinh nghiệm. Ban đầu, Đạt muốn làm trang trại chăn nuôi lợn nhưng nhận thấy vốn đầu tư lớn mà thời điểm đó giá lợn hơi xuống thấp. Không có vốn nhưng ý chí và quyết tâm làm trang trại luôn thôi thúc chàng trai này. Từ hai bàn tay trắng, sau nhiều năm tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm, Đạt quyết định làm trang trại chăn nuôi gà.


Bùi Tiến Đạt chăm sóc đàn gà thương phẩm, hứa hẹn cho thu nhập khá.

Đạt tâm sự: Mấy tháng trời mình chỉ đi gặp nông dân và tìm hiểu về mô hình làm trang trại của họ rồi về nói chuyện với mẹ. Ban đầu, mẹ không ủng hộ quyết định này và khuyên con nên tìm một nghề gì đó hoặc tiếp tục đi làm thuê ở trại lợn. Tuy nhiên, thấy được đam mê của con trai nên bà xuôi lòng và được sự ủng hộ của các chị gái, tôi mạnh dạn vay vốn của các chị trong gia đình để làm ăn.

Nhà Đạt có 1 ha đất đồi trồng keo năm thứ 3, chu kỳ thứ 2, ở cách nhà hơn 2 cây số. Đạt đã một mình tự chặt keo, thuê máy xúc, san đất với diện tích 700 m2 để hiện thực hoá ý tưởng. Với số vốn 200 triệu đồng của chị gái cho vay, Đạt đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà. Tự mày mò học hỏi kỹ thuật chăn nuôi trên mạng internet, Đạt đã lặn lội đến xã Chí Thiện mua gà giống và bắt tay vào thực hiện mô hình nuôi gà thương phẩm với quy mô ban đầu 300 con gà. Lứa thứ nhất do chưa có kinh nghiệm phòng - chống dịch bệnh nên đàn gà chết hơn 100 con.

Đạt chia sẻ: 4 tháng đầu thực hiện mô hình, khó khăn chồng chất khó khăn, nguồn thức ăn chăn nuôi chưa thích hợp rồi dịch bệnh trên đàn gà, đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi cũng gặp khó khăn, tưởng chừng phải bỏ cuộc. Nhưng nhờ sự kiên trì và một chút may mắn, tôi đã tìm đúng loại thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi hợp lý cho đàn gà.

Cần hợp tác để phát triển

Bán lứa gà đầu tiên, tính ra không có lãi. Không nản chí, lứa thứ 2, Đạt đầu tư nuôi 500 con gà. Lần này, Đạt đi tham quan mô hình chăn nuôi gà ở Lạc Thuỷ và Yên Thuỷ. Mô hình nuôi gà của Đạt áp dụng phương pháp nuôi gà sạch, chỉ cho ăn ngô, thóc và thả gà tự ra rừng kiếm ăn. Lứa thứ 2, Đạt đem gà đi chợ bán, cho thu gần 40 triệu đồng, trừ hết chi phí coi như không có lãi. Đến lứa gà thứ 3, thứ 4 có kinh nghiệm, gà không bị chết dịch, cho thu lãi trên chục triệu đồng. Đến nay là lứa thứ 5 nuôi theo kiểu gối vụ, trong chuồng đang úm 500 gà con và 300 gà thương phẩm. Cái khó nhất hiện nay đối với Đạt là đầu ra chưa ổn định cộng với thiếu vốn mở rộng sản xuất. Hiện đang có trang trại nuôi gà ở Lạc Thuỷ đặt vấn đề liên kết với Đạt theo hình thức cung cấp 2.000 con gà giống rồi sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Theo tính toán thì chi phí con giống, thức ăn, thuốc thú y... cần 60 - 70 triệu đồng. Do đó, Đạt mong muốn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư nuôi gà. Đạt dự kiến 2 năm nữa thu hoạch rừng keo sẽ chuyển sang trồng bưởi và tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi gà, hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, Bùi Tiến Đạt luôn tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên. Nhận thấy trong thôn vẫn còn nhiều gia đình nghèo, nhiều thanh niên thất nghiệp, Đạt chủ động vận động các hộ gia đình tham khảo mô hình chăn nuôi gà của gia đình mình, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế của bản thân cho mọi người.

Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm làm giàu, Bùi Tiến Đạt đang có những bước đi vững chắc, trở thành tấm gương trong phong trào lập thân, lập nghiệp ở địa phương.


Đinh Thắng

 


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục