(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã khích lệ nhiều hội viên nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) chủ động phát triển kinh tế, xóa đỏi giảm nghèo bền vững bằng những mô hình hay, cách làm hiệu quả. Trong đó, tiêu biểu là ông Bùi Văn Thuận, xóm Sung với mô hình trồng rau sạch và vườn ươm giống mang lại thu nhập cao. 


Cũng giống như các hộ thuần nông ở xóm Sung, xã Thanh Hối, nhiều năm trước đây, gia đình ông Thuận chỉ gắn bó với cây lúa. Trung bình mỗi năm, ông trồng hơn 3.500 m2 đất ruộng. Có nhiều vụ, do không đảm bảo nguồn nước tưới tiêu nên năng suất lúa không cao, hiệu quả kinh tế thấp. Trăn trở tìm cách phát triển kinh tế từ nghề nông, sau khi có chủ trương của huyện về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, là một đảng viên, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã, ông Thuận mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn để khắc phục tình trạng thiếu nước và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ông Thuận cho biết: Năm 2014, tôi quyết định chuyển một chân ruộng trồng lúa năng suất thấp sang trồng bí xanh, quả nhiên, giá trị kinh tế mang lại cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Ngay vụ đầu tiên, tôi thu hơn chục triệu thay vì hơn 3 triệu trồng lúa trong cả năm. 

Thành công từ vụ bí đầu tiên, ông Thuận tiếp tục chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các loại rau, màu khác. Hiện nay, gia đình ông đã chuyển gần 2.000 m2 đất nông nghiệp sang trồng các loại rau, màu như bí xanh, dưa chuột, cà trắng, mướp đắng, mùa nào thức ấy. Không dừng lại ở đó, sau khi học hỏi kỹ thuật trồng rau hữu cơ, ông Thuận đã chuyển sang trồng rau hữu cơ, không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, sản phẩm của gia đình ông Thuận được thương lái thu mua tận vườn với giá thành cao. 

Nhận thấy mô hình rau hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Thuận đã vận động các hộ dân trong xóm cùng chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau hữu cơ. Chia sẻ về mô hình này, ông Thuận cho biết: Một mình gia đình tôi trồng rau hữu cơ diện tích nhỏ hẹp, sản lượng không lớn nên khó thu hút thương lái vào thu mua. Việc thành lập tổ hợp tác sẽ thuận lợi để xây dựng thương hiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường cũng như thuận lợi khi tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ. Bên cạnh đó, tôi thấy trồng rau, màu hiệu quả hơn nhiều so với trồng lúa và mang lại giá trị kinh tế cao hơn. 


Ông Bùi Văn Thuận, xóm Sung, xã Thanh Hối (Tân Lạc) hướng dẫn người lao động kỹ thuật chăm sóc cây giống. 

Đến nay, toàn xóm đã có 60 hộ tham gia tổ hợp tác sản xuất rau hữu cơ với diện tích lên đến 15 ha. Tổ hợp tác sản xuất ra hữu cơ do ông Thuận đứng đầu được huyện lựa chọn xây dựng mô hình về phát triển sản xuất tại địa phương nhằm thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Điều đặc biệt là các hộ không làm biến đổi chất đất nên khi muốn quay lại gieo cấy lúa chỉ việc cho nước vào ruộng. Ông Thuận cho biết: Thực tế, nếu trồng lúa mãi thì không có năng suất nhung nếu trồng màu liên tục thì đất cũng nhanh bạc. Vì vậy, chúng tôi luân phiên vài năm trồng màu lại chuyển sang trồng lúa để bảo vệ và cải thiện đất. 

Thành công với mô hình rau hữu cơ, ông Thuận còn đầu tư 2 vườn ươm cây giống để cung cấp ra thị trường. Ông Thuận cho biết: Cũng vì trong quá trình xúc tiến thị trường, trao đổi thông tin, tôi thấy rằng ở các tỉnh họ rất cần một số loại cây trồng đặc sản như dổi, mít, sưa hoặc một số loại rau rừng như bò khai, rau sắng, cây dược liệu quý như xạ đen của bà con dân tộc mà ở địa phương lại có nên tôi tự học tập, mày mò nghiên cứu để ươm trồng thử. 

Nhờ chăm chỉ chịu khó, vườn ươm của ông Thuận được nhiều nhà vườn tin tưởng. Hiện nay, trung bình 2 vườn ươm của ông ở Tân Lạc và Lạc Sơn mỗi năm xuất khoảng hơn 5 vạn cây giống các loại. Nhờ đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Đồng thời, tạo việc làm thường xuyên cho 4 - 5 lao động địa phương.

                                                                              P.L

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục