(HBĐT) - Với sự đam mê, sáng tạo, dám chấp nhận và vượt qua thất bại, bà Đặng Thị Phương Hảo cùng các cộng sự ở Công ty CP Biopharm Hòa Bình là những người đầu tiên thuộc khối tư nhân ở tỉnh Hòa Bình và khu vực phía Bắc tự nghiên cứu, áp dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô trong lĩnh vực cây dược liệu. Đây cũng là doanh nghiệp KH&CN đầu tiên của tỉnh và hiện làm chủ hơn 20 quy trình công nghệ nhân nhanh giống các cây dược liệu quý hiếm. Thành công trong lĩnh vực khoa học ứng dụng, với sự vượt trội của công nghệ mới mang tính đột phá, đóng góp cho khoa học, lý luận và thực tiễn. Đồng thời, bảo tồn, nhân giống, "cứu” được một số loại cây dược liệu khỏi nguy cơ cạn kiệt, mất giống; mở ra cơ hội sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Bài 1: Chọn việc mới, việc khó

Vấn đề chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là nhu cầu sử dụng các loại dược liệu từ nguồn gốc tự nhiên ngày càng được người dân quan tâm. Các thành viên sáng lập công ty đã trăn trở "Tại sao một số thảo dược lại đắt đến vậy?!”.Khi bắt tay vào nghiên cứu, thực nghiệm mới có thể biết là do công dụng hay quá trình để có sản phẩm quá lâu, sinh khối quá bé, ngoài tự nhiên đã cạn kiệt, số lượng hạn chế, khai thác khó khăn... Vậy, câu hỏi tiếp theo là làm thế nào để biến loài dược liệu quý hiếm thành hàng hóa để cung cấp dược liệu bền vững, giá cả phải chăng, chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu thị trường?.

Bà Đặng Thị Phương Hảo, Giám đốc Công ty CP Biopharm Hòa Bình kiểm tra sự phát triển của cây trong phòng nuôi cấy mô của công ty .

Với quyết tâm đi tìm câu trả lời, tháng 7/2013, Công ty CP Biopharm Hòa Bình được thành lập tại tổ 17, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình). Giám đốc là bà Đặng Thị Phương Hảo, kỹ sư chuyên ngành cây trồng tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Với kiến thức, đam mê và tinh thần quyết tâm, công ty đã mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu quy trình công nghệ invitro trong nhân giống, nuôi trồng các loại cây dược liệu quý hiếm. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới, việc khó bởi thời điểm đó ở khu vực miền Bắc và tại tỉnh Hòa Bình chưa có doanh nghiệp dược nào chọn hướng đầu tư này. Ngay cả một số chuyên gia gạo cội về dược liệu của Việt Nam khi tới thăm công ty cũng cho rằng đó là việc viển vông. Còn nhiều người cho đây là lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, bà Hảo và cộng sự liều lĩnh vì đầu tư nghiên cứu ban đầu rất đắt nhưng khả năng thất bại cao. Tất cả đều nghĩ rằng đây là việc của các đơn vị công lập, phải sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện. Song, theo quan điểm của công ty, việc gì dễ thì không đến lượt, lấy khó khăn làm cơ hội, không ỷ lại, trông chờ, hãy tự tạo cơ hội cho chính mình.

Nhân giống theo công nghệ invitro hay nuôi cấy mô là phương thức nuôi cấy các bộ phận thực vật trong ống nghiệm có chứa môi trường xác định ở điều kiện vô trùng. Kỹ thuật này dựa trên nguyên lý tế bào thực vật có tính toàn thể, từ 1 mô, 1 cơ quan hoặc 1 tế bào của bất kỳ bộ phận nào của cây đều có thể phát triển thành 1 cây hoàn chỉnh nếu được nuôi trong môi trường thích hợp. Đây là phương thức nhân tạo, phi truyền thống, thực hiện chủ yếu trong phòng thí nghiệm.

Lý thuyết là vậy, nhưng khi bắt tay thực hiện gặp vô vàn gian nan. Trong thực tế, với mỗi một đối tượng cụ thể đều có những khác biệt. Các cây dược liệu quý hầu hết là loài cây hoang dã chưa có tài liệu hướng dẫn nhân giống. Muốn có mẫu nghiên cứu phải lặn lội nơi rừng sâu núi thẳm để tìm. Trong quá trình tìm có những cây đã nằm trong "Sách đỏ Việt Nam”, cấp bách cần bảo tồn do tài nguyên, môi trường suy kiệt như cây thạch hộc, gỉ sắt, lan kim tuyến, giảo cổ lam... Vì thế, cách tiếp cận vấn đề đôi khi phải đi ngược theo trình tự: tìm kiếm - bảo tồn - nhân giống - thị trường. Để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, công ty đã huy động vốn đầu tư 3 phòng nuôi cấy mô, 3 nhà lưới, vườn bảo tồn và thử nghiệm quy trình sản xuất trên tổng diện tích gần 8 ha với các thiết bị: nồi hấp áp lực cao, tủ bảo quản, tủ cấy vô trùng, kính hiển vi...

Do mỗi loại cây có một quy trình nhân giống riêng nên để "bẻ khóa” được đòi hỏi phải dành nhiều chất xám, tâm lực. Theo bà Hảo, chuyện làm việc liên tục cả ngày trong phòng thí nghiệm không biết ở ngoài đã tối là bình thường. Bao nhiêu lần phải đổ bỏ cả nghìn lọ giống, thức trắng đêm trăn trở... Bà rút ra làm khoa học thực nghiệm như đi trên con đường mòn có nhiều ngã rẽ không có biển chỉ đường, tự mình phải chọn đi con đường nào. Nếu chọn sai sẽ phải trả giá bằng công sức, thời gian, vốn cho cả quá trình... và phải quay lại từ đầu. Bà đã "đi lạc đường” nhiều nhưng sau đó kiên trì "tìm đường” khác phù hợp. Mỗi lần như vậy, bà phát hiện ra nhiều điều mới. Những quy trình thao tác, điều kiện cho từng giai đoạn dần được phác thảo. Song thành công ban đầu chưa phải là cuối của con đường nên phía trước sẽ lại gặp những lối rẽ không lường, việc đi tiếp hay không phụ thuộc vào nghị lực cá nhân và sự kiên định của công ty.

Đáng khích lệ là thời điểm phòng nuôi cấy mô của công ty đi vào hoạt động năm 2013 là phòng nuôi cấy mô do doanh nghiệp tư nhân đầu tư đầu tiên tại tỉnh và tại các công ty dược ở khu vực phía Bắc. Ngay cả các công ty dược liệu lớn như Traphaco, Dược liệu T.Ư 2... cũng không chọn kênh đầu tư này. Tuy nhiên, cũng phải trải qua khoảng 1 năm mới nghiên cứu được 1 quy trình sơ bộ và kiên trì thêm 1 - 2 năm nữa mới có quy trình hoàn thiện để thích hợp khi đưa ra ngoài tự nhiên.

Bà Hảo tâm sự: Nếu so sánh với các ngành nghề kinh doanh khác cho lợi nhuận luôn thì không thể kiên trì mà nghiên cứu tiếp được. Tôi xác định trước là đã dấn thân đi tìm công nghệ mới thì lúc đầu thất bại nhiều hơn thành công, nếu không sẽ "vỡ mộng” và chán nản. Thành công sẽ không đến với người nhụt chí. Luôn đặt câu hỏi "tại sao lại thế” mới kích thích được sự sáng tạo. Sau gần 1 năm, chúng tôi đã nghiên cứu thành công quy trình đầu tiên là quy trình nhân giống, sản xuất lan kim tuyến (cây dược liệu có nhiều đặc tính quý).

Khác với các phương pháp truyền thống (giâm, chiết, ghép), nuôi cấy mô tế bào ưu việt ở chỗ cho phép nhân hàng loạt các cá thể có độ đồng đều và ổn định cao về các đặc tính quan trọng (năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu bệnh…). Quá trình sản xuất cây con không phụ thuộc vào thời tiết, tiến hành được quanh năm. Đây còn là một công cụ hiệu quả trong sản xuất các dòng cây sạch bệnh, chọn lọc và nhân nhanh các dòng cây kháng bệnh, hiệu quả trong các chương trình chọn tạo giống mới. Vì vậy, có thể chủ động được nguồn giống chất lượng cao với số lượng lớn. Kết quả nghiên cứu của công ty được đánh giá là có tính đột phá, đóng góp cho khoa học, lý luận và thực tiễn, mở ra cơ hội sản xuất, kinh doanh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

                                                                                                                           Cẩm Lệ

Bài 2: "Bản sắc" doanh nghiệp khoa học - công nghệ đầu tiên của tỉnh


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục