(HBĐT) - Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” được công nhận cuối tháng 11/2017 đã khẳng định chất lượng sản phẩm tiêu biểu của quê hương Mường Bi cũng như nỗ lực của chính quyền và nông dân huyện Tân Lạc. Huyện tiếp tục nâng tầm thương hiệu bằng cách mở rộng diện tích trồng bưởi theo quy trình VietGAP để đóng góp vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó, năm 2019, UBND huyện Tân Lạc đăng ký ý tưởng và lựa chọn bưởi đỏ là sản phẩm OCOP.



Xã Đông Lai (Tân Lạc) mở rộng diện tích trồng bưởi đỏ đem lại thu nhập cao cho người dân.

Theo thống kê, diện tích bưởi của huyện Tân Lạc có trên 1.000 ha, trong đó, diện tích cho thu hoạch 395 ha. Vùng trồng bưởi tập trung ở các xã dọc QL12B, QL6, một số xã phát triển nhanh diện tích là: Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Ngọc Mỹ, Quy Hậu, Mãn Đức, Phong Phú. Thu nhập bình quân trên cây bưởi đỏ đạt trên 700 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ thu trên 1 tỷ đồng/ha. Sản phẩm bưởi đỏ Giang Lộc của HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc - thị trấn Mường Khến, vùng nguyên liệu hiện có 30 ha, quy mô sản xuất 500.000 sản phẩm/năm. Bưởi được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nên các loại hóa chất sử dụng đều nằm trong danh mục được phép sử dụng.

Bưởi đỏ Tân Lạc có dáng hình tròn, số ít giống hình quả lê. Trọng lượng quả trung bình từ 0,8 - 1 kg. Khi chín vỏ màu vàng, ruột màu đỏ, vị ngọt thanh, mọng nước. Đặc biệt có mùi thơm ngát rất khác biệt với bưởi Diễn, da xanh, bưởi năm roi... Thời vụ thu hoạch của bưởi đỏ Tân Lạc tập trung vào tháng 10 - 12 âm lịch.

HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc có 9 thành viên, là các hộ nông dân có kinh nghiệm trồng bưởi lâu năm, bưởi được trồng trên những sườn đồi thoai thoải tại xã Tử Nê, Đông Lai. Do địa hình thoát nước tốt, kết hợp khí hậu, thổ nhưỡng nên bưởi đỏ Giang Lộc không những vị ngọt đậm, hương thơm ngát mà tép bưởi giòn hơn, không bị ướt tay khi ăn. Bưởi có lượng vitamin A và C dồi dào, độ ngọt tự nhiên tốt cả cho những người kiêng ngọt. Trước khi đến tay người tiêu dùng, bưởi đỏ Giang Lộc được xử lý qua hệ thống máy rửa ozon, sấy khô tự động, không sử dụng chất bảo quản độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Thời gian qua, HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ra các thị trường có tính chuyên nghiệp cao như hệ thống siêu thị tại Hà Nội, nhà phân phối bán lẻ có uy tín trên toàn quốc. Đây là các thị trường tiềm năng được HTX ưu tiên hướng đến chứ không lựa chọn cách bán buôn, bán đổ tại vườn cho tư thương như cách làm truyền thống mà nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ vẫn lựa chọn từ bấy lâu nay.

Đồng chí Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc cho biết: Việc được công nhận và cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể là cơ hội để huyện tiếp tục sản xuất bưởi đỏ, phát triển thương hiệu, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020, diện tích trồng bưởi trên địa bàn huyện đạt 1.200 ha, làm cơ sở cho việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý "Bưởi đỏ Tân Lạc”. Để đặc sản bưởi đỏ phát triển bền vững, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai và một số hộ xây dựng vườn ươm giống bưởi, mua bán, trao đổi theo hình thức giống nông hộ, áp dụng kỹ thuật nhân giống vô tính đáp ứng nhu cầu về giống bưởi của nhân dân. Cây bưởi đã góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao giá trị, giảm nghèo bền vững cho địa phương.


Hải Linh


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục