Việc bộ phim "Chàng dâng cá, nàng ăn hoa” của đạo diễn Phan Đăng Di phải lùi ngày chiếu (10.11) trên HBO Việt Nam do phải cắt một số cảnh nóng, một lần nữa xới lên câu chuyện về kiểm duyệt. Và người ta nhớ lại phim "Ròm” phạm luật vẫn thắng giải ở Liên hoan Phim quốc tế Busan tạo nhiều ý kiến khác nhau. Nhân vụ việc này, có người đề xuất nên bỏ hẳn kiểm duyệt phim Việt đi nước ngoài và sửa đổi cơ chế kiểm duyệt phim trong nước.



Phim "Hai Phượng” có những cảnh bạo lực nên phải dán nhãn NC18. Ảnh do CGV cung cấp.

Từ "Chàng dâng cá, nàng ăn hoa”

"Chàng dâng cá, nàng ăn hoa” của Phan Đăng Di thuộc series phim "Food Lore” (Truyền thuyết ẩm thực) do tổng đạo diễn người Singapore - Eric Khoo chỉ huy và các đạo diễn sẽ làm những câu chuyện phim thú vị về ẩm thực từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á. Phim của Di trên nền ẩm thực là câu chuyện tình giữa Thăng (diễn viên trẻ Lãnh Thanh thủ vai) - một đầu bếp và cô gái tiếp viên hàng không tên Vân (do Ngọc Anh) đóng. Phim của Di không thể phát sóng đúng lịch vì phải cắt một số cảnh nhạy cảm và đơn vị duyệt các phim của HBO ở Việt Nam là Thông tấn xã Việt Nam - theo lời bà Thu Hiên - phụ trách truyền thông của Q.net - đại diện HBO ở Việt Nam - trả lời báo điện tử Vnexpress.

Dĩ nhiên, đạo diễn phim không thể vui và cũng dĩ nhiên cho rằng, những cảnh nóng đó là cần thiết cho phim. Ở đây ý đồ của đạo diễn không được đơn vị duyệt phim chấp nhận, hay nói cách khác là hai bên chưa có được tiếng nói chung.

Đến chuyện của "Ròm” và xa hơn

Giờ đây, khi mọi thứ đã có thời gian lắng lại, cần đặt ra câu hỏi: Nếu "Ròm” không đoạt giải liệu có chuyện "ném đá” cơ chế kiểm duyệt ở Việt Nam nhiều như vậy? Giải ở LHP Busan liệu có phải là "khuôn vàng, thước ngọc” để khẳng định "Ròm” là phim hay, phim tốt?


Cũng xin nói thêm rằng, ngay nước Mỹ, hiện, đa số các bộ phim Mỹ được phân loại và đánh giá thông qua các cơ chế tư nhân và các hội đoàn. Với những bộ phim gây nhiều tranh cãi, các rạp chiếu phim thường tự... kiểm duyệt. Một số ít trường hợp, Chính phủ liên bang ra lệnh cấm và điều tra thường liên quan đến những bộ phim khiêu dâm trẻ em (child pornography). Nước Mỹ cũng không thả nổi phim. Và rõ ràng, nhiều nước khác tuy không dùng chữ "kiểm duyệt” nhưng vẫn có cách quản lý phim riêng.

Trở lại với việc duyệt phim ở nước ta: Vấn đề là khi Cục Điện ảnh cấm một phim hay bắt sửa trước khi cấp phép phổ biến sẽ phải đưa ra đầy đủ lý lẽ, luận cứ để lý giải thuyết phục quyết định đó. Luật Điện ảnh sửa đổi giờ đây cũng rất cần cụ thể hơn, thậm chí đến chi tiết, cảnh tình huống của phim để việc vận dụng luật tốt hơn.

Trở lại phim "Ròm”, việc có quá nhiều tệ nạn, bạo lực trong "Ròm” tạo nên một không khí u ám, bế tắc để nhằm gửi gắm thông điệp gì? Nó có tính nhân văn không? Biết đâu, việc vi phạm luật của "Ròm” (đoàn phim "Ròm” đã tự ý đăng ký và gửi thành phẩm tới sự kiện điện ảnh tại Hàn Quốc trong lúc chưa được cấp giấy phép phổ biến phim tại Việt Nam) vô tình lại trở thành chiêu thức quảng bá cho bộ phim?

Busan có "cố tình chơi khăm”, khi ông chủ tịch giám khảo LHP này nhấn mạnh, cái kết bộ phim "Ròm” làm "hài lòng” Ban giám khảo, trong khi cái kết là không lối thoát như chính nhiều người đã từng xem phim thừa nhận. Khó trả lời chính xác được những câu hỏi đó, nhất là khi một bộ phim thường có nhiều ẩn ý, cài cắm tinh vi mà chỉ những người làm phim muốn nó hướng tới mục đích gì!?

Chỉ có điều, thường những phim nước ngoài, họ dựng cảnh tại trường quay nên cảnh giống thật mà không phải là thật, nên không gây phản ứng. Trong khi phim "Ròm” lại quay chính cảnh những khu, xóm dân cư nghèo đói khổ, cách làm của phim tài liệu nhưng lại gán mác phim truyện.

Thẩm định, đánh giá một tác phẩm điện ảnh không chỉ đòi hỏi khả năng chuyên môn cao, cập nhật các xu hướng điện ảnh thế giới, sự nhạy cảm với cái đẹp, cái xấu mà còn cần trách nhiệm công dân và ý thức xã hội.


Theo Báo Lao động

Các tin khác


Âm nhạc Hòa Bình - những nốt thăng đáng mừng

Với những nhạc sĩ, thi sĩ và những người yêu âm nhạc ở Hòa Bình, năm 2023 được xem là một mùa bội thu: nhiều tác phẩm được sáng tác mới, nhiều tác phẩm đạt giải cao trong các kỳ liên hoan, cuộc thi khu vực do các tỉnh và Trung ương tổ chức.

Huyện uỷ Lạc Sơn gặp mặt những người làm công tác bảo tồn văn hoá truyền thống 

Ngày 15/3, Huyện uỷ Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, thực hành và báo chí, truyền thông về công tác bảo tồn văn hoá truyền thống dịp Xuân Giáp Thìn 2024. 

Festival phở năm 2024: Sức hấp dẫn của phở Việt

Phở là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt. Phở được nhiều đầu bếp, chuyên gia, tạp chí quốc tế công nhận là một trong số các món ăn hấp dẫn trên toàn cầu.

Phường Dân Chủ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) có trên 35% dân số là người dân tộc Mường. Thời gian qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, phường luôn quan tâm công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Qua đó góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” tại huyện Lạc Sơn

Ngày 13/3, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 tại huyện Lạc Sơn.

Huyện Lương Sơn đón bằng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Sấu Thượng, xã Thanh Cao

UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức Lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Sấu Thượng, xã Thanh Cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục