Nghệ sĩ Quang Đạt bên chiếc xe với 499 chữ ký

Nghệ sĩ Quang Đạt bên chiếc xe với 499 chữ ký

Bản thân chiếc xe Lambretta Special được sản xuất tại Ý năm 1949 đã là một sản phẩm giàu giá trị sưu tập. Thuộc quyền sở hữu của Nguyễn Đạt Đức (nghệ danh Quang Đạt), chiếc xe này càng nổi tiếng ở Việt Nam khi được chủ nhân, trong suốt hơn 20 năm ngược xuôi biến chiếc xe thành một sản phẩm văn hóa giàu ý nghĩa khi quy tụ trên thân xe chữ ký của 499 người nổi tiếng. Danh hiệu Kỷ lục Việt Nam được trao cho chiếc xe đặc biệt này càng làm nổi bật tên tuổi cả chiếc xe lẫn chủ nhân của nó.

“Hành trình đau khổ” của chủ xe
 
Ánh hào quang của chiếc xe kỷ lục những tưởng sẽ khiến cho chủ nhân của chiếc xe được thơm lây, mà chính chủ xe cũng nghĩ như thế, nên khi có nhu cầu xây dựng Bảo tàng Điện ảnh Việt Nam tại huyện Hàm Tân (Bình Thuận), ông Quang Đạt đã quyết định bán chiếc xe đầy kỷ niệm gắn bó với ông suốt 20 năm. Ông hy vọng rằng, với tên tuổi của nó sẽ giúp ông thỏa mãn được ước mơ cuộc đời mình.

Thế nhưng, chính nghệ sĩ cũng không thể ngờ rằng ánh hào quang của chiếc xe đã khiến cho mình khốn khổ đến như thế. Tất cả bắt đầu khi chiếc xe được rao bán và ông Võ Minh Tùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đô Thị Việt Nam Á (trụ sở ở đường Nhất Chi Mai, phường 13, quận Tân Bình, TPHCM) đánh tiếng muốn mua.

Cái giá 80.000 USD ông Tùng đưa ra không bằng với cái giá 90.000 USD do một Việt kiều đề nghị, nhưng ông Tùng đã thắng khi đi kèm với việc mua xe là lời hứa sẽ bán đấu giá chiếc xe này làm từ thiện.

Ngày 8-8-2009, hai bên đã ký hợp đồng chuyển nhượng với thỏa thuận bên mua sẽ giao trước số tiền tương đương 30% giá trị xe và giao nốt 70% khi nhận xe và ngay sau khi ký hợp đồng, ông Tùng đã giao cho nghệ sĩ Quang Đạt 30.000 USD. Mọi việc có vẻ trôi chảy cho đến ngày giao xe.

Lúc đó, ông Tùng báo đang kẹt tiền và nhận xe với lời hứa sẽ thanh toán hết sau khi phối hợp với Hội Chữ thập đỏ TPHCM tổ chức bán đấu giá chiếc xe. Thế nhưng, đến khi Hội Chữ thập đỏ tổ chức chương trình từ thiện “Thương về miền Trung”, chiếc xe vẫn không thấy xuất hiện. Sau đó, ông Tùng lại hẹn nghệ sĩ Quang Đạt đến ngày 15-12-2009 sẽ trả dứt điểm.

Đến hẹn, ông Tùng lại hẹn tiếp đến 23-12-2009 và đến thời điểm đó, ông Tùng và một người tự xưng là phó tổng giám đốc Công ty TNHH Đô Thị Việt Nam Á đã bất ngờ tuyên bố là không có tiền để thanh toán số tiền còn nợ lại khi mua xe, còn chiếc xe đã tặng lại cho Trung tâm Nhân đạo Quê Hương (Dĩ An, Bình Dương).

Trong buổi gặp gỡ giữa hai bên đã xô xát (theo nghệ sĩ Quang Đạt thì người tự xưng là phó TGĐ đã đánh vào mặt vợ nghệ sĩ).

50.000 USD và 650 triệu đồng

Cho đến nay, sau nhiều lời hứa hẹn, theo xác nhận của nghệ sĩ Quang Đạt, ông Tùng vẫn chưa thanh toán số tiền còn lại là 50.000 USD. Không những thế, ông Tùng còn kéo dài thời gian khi đề nghị sẽ thanh toán khoản còn nợ trong vòng 6 tháng nữa, bất chấp việc nghệ sĩ Quang Đạt trình bày đang gặp khó khăn khi phải thanh toán cho nhà thầu xây dựng Bảo tàng Điện ảnh.

Không chỉ chưa thanh toán khoản nợ mua xe, việc làm từ thiện của ông Tùng còn khiến cho chủ nhân cũ của chiếc xe bức xúc vì có quá nhiều vấn đề gây nghi ngại. Vấn đề là ở chỗ sau khi trao tặng chiếc xe cho Trung tâm Nhân đạo Quê Hương, ông Tùng đã hỏi mượn trung tâm số tiền 650 triệu đồng nhằm giải quyết khó khăn đột xuất của công ty với lời hứa sẽ hoàn trả sau 1 tháng.

Theo bà Huỳnh Tiểu Hương, nhà sáng lập kiêm Giám đốc của Trung tâm Nhân đạo Quê Hương, thì do đọc báo, thấy ông Tùng mua chiếc xe đến 80.000 USD nhưng lại không do dự hiến tặng trung tâm nên bà tin tưởng cho ông Tùng vay số tiền dự trù dùng để mở rộng trung tâm.

Và cũng như khoản tiền nợ sau khi mua chiếc xe cổ, khoản vay Trung tâm Nhân đạo Quê Hương dù đã quá hạn nhưng vẫn chưa được thanh toán. Thậm chí, theo bà Hương, ông Tùng còn tuyên bố là không có vay mượn gì tiền của trung tâm bất chấp thực tế là trung tâm đang giữ giấy vay tiền của ông Võ Minh Tùng trong tay.

Một chiếc xe có ý nghĩa văn hóa, những con người mong muốn biến ý nghĩa văn hóa đó thành những điều tốt đẹp nhất, thế nhưng rốt cục tất cả những điều tốt đẹp lại đang bị hoen ố. Nghệ sĩ Quang Đạt, Trung tâm Nhân đạo Quê Hương đang rất mong chờ các cơ quan chức năng sớm vào cuộc trả lại cho họ sự công bằng.

 

                                                                                Theo SGGP

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục