(HBĐT) - Mỗi mùa về ở những làng quê khác nhau, mỗi lứa tuổi và gia cảnh khác nhau, chúng ta có thể nghe được, cảm được tiếng trong đêm khác nhau. Đối với lớp người đã nghỉ hưu, lại lui về nơi thôn giã, cách không xa phố phường là mấy thì tiếng đêm thật lạ lùng! Vừa mênh mông vô tận như không gian, vừa kề cận như tiếng húng hắng của người cao tuổi vừa ngủ, vừa ho. Đồi núi, cây cối đang đâm chồi, nảy lộc, sông ngòi đang mùa cạn kiệt cũng như chìm vào giấc ngủ. Dường như đang giữa mùa xuân - mùa ái ân của muôn loài trên mặt đất này?

 

Sau vài tiếng sấm đầu năm, mấy đêm trước là trời đã chuyển mùa, không còn rét đậm, rét hại kéo dài. Tiếng côn trùng trên cánh đồng mới cấy đã không kìm nén được, cứ râm ran sôi lên mặt đất. Người dân quê tôi bảo đó là tiếng rạc al - tiếng loài cóc - hòa âm. Thi thoảng nổi lên vang xa hơn là tiếng ếch kêu - gọi nhau! Quá nửa đời người rồi, tôi cũng chỉ nghe thấy những âm thanh muôn đời ấy có vậy thôi, nào có được một lần tận mắt những “ca sĩ” trong màn đồng ca đó đâu mà chắc hẳn thời tiết đang ấm dần là “nhạc trưởng” của chúng rồi! Tiếng cuốc vẫn khoan nhặt cuốc vào bóng đêm mà bới chải, tìm kiếm con mồi nuôi thân, duy trì nòi giống trong những cây duối, bờ tre còn lại. Đó là tiếng của mùa màng, đồng áng đang sinh sôi, từ xưa đến nay vẫn thế, dẫu giai điệu có dàn trải, không có cao trào! Nhưng đất nước mình vẫn còn tới bảy mươi phần trăm con người đêm nào cũng dỏng tai lên mà nghe những âm thanh ấy.

 

Dẫu là một vùng đất gần phố phường, quê tôi vẫn là miền núi. Với tôi từ trong sâu thẳm của ký ức là những đêm còn nằm trong vòng tay mẹ, xa xa vang lên tiếng hổ gầm “ngáo ừ”  rền vang trong rừng già, phía thung lũng sau làng. Chắc rằng đó là tiếng hổ gầm cuối cùng của vùng quê tôi. Mấy thập niên trước còn nghe tiếng hoẵng “pếp, pếp”... gọi bạn trong cánh rừng tái sinh. Với sự phát triển của con người trên mảnh đất này chắc là những loài thú bốn chân và những thứ gỗ quý là đối tượng đầu tiên mà con người muốn chiếm đoạt? Phường săn không còn nữa, chỉ còn lại đôi ba cái chiêng con treo tường làm kỷ niệm. Ngày nghỉ, cháu nội, cháu ngoại theo ông bà, cha mẹ vào vườn thú Thủ Lệ - Hà Nội để nhận biết con hổ, con nai. Nhớ lại mười năm trước, trong một dịp công tác gần một tháng trời ở thủ đô Cu-la-lăm-pơ (Malaixia) tôi rất ngạc nhiên giữa chốn phồn hoa (có cả tàu điện ngầm với biểu tượng tháp đôi nổi tiếng) xen lẫn những nhà cao chọc trời là những khu rừng nguyên sinh, con chim, con sóc chuyền cành ríu ran suốt ngày đêm. Con người sinh tồn được là nhờ tự nhiên mà sao cứ xa dần tự nhiên, quay lưng với tự nhiên?

 

Những năm tháng này dẫu đã lùi xa phố phường về quê nhà để có những đêm thật yên tĩnh nhưng con đường mới nâng cấp gần nhà lại ồn ã, ầm vang tiếng xe máy, ô tô. Xa hơn là những đoàn xe tải “nhiều chân” chạy ngược xuôi trên đường sáu. Tiếng xe vượt đèo rít lên, chắc những người có nhà ven đường sẽ đinh tai, nhức óc. Ngày nay con người đã làm tường bằng kính cách âm để hạn chế tiếng ồn xung quanh, nhằm chung sống với tiếng ồn của cuộc sống công nghiệp ngày càng gia tăng.

 

Hóa ra bằng những âm thanh mà ta nghe được, cảm được trong đêm đã nói lên nhiều điều, nó vén bức màn đêm cho ta nhìn thấy rõ hơn cả những điều mà dưới ánh sáng ban ngày chắc gì ta đã nhìn thấy.

 

 

                                                                        Đinh Đăng Lượng

 

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục