Đội văn nghệ Trung tâm văn hóa tỉnh tham gia biểu diễn và để lại ấn tượng tốt tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn quốc khu vực miền Bắc năm 2012.

Đội văn nghệ Trung tâm văn hóa tỉnh tham gia biểu diễn và để lại ấn tượng tốt tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn quốc khu vực miền Bắc năm 2012.

(HBĐT) - Tháng 7/1998, Hội nghị lần thứ 5, BCHT.ư Đảng (khoá VIII) đã có nghị quyết về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Sau 15 năm thực hiện, tỉnh ta đã đạt được những kết quả khả quan. Phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Đỗ Văn Hạnh, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL về nội dung này.

 

PV: Thực hiện NQT.ư 5 (khoá VIII), ngành VH-TT&DL đã có những nỗ lực cụ thể  gì để góp phần cùng tỉnh triển khai Nghị quyết nhằm đạt được mục tiêu đề ra?

 

 Đồng chí Đỗ Văn Hạnh: Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, ngành VH-TT (trước đây), nay là ngành VH-TT&DL đã phối hợp với một số sở, ban, ngành chức năng của tỉnh, tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy thể chế hóa nghị quyết bằng những kế hoạch và chương trình hành động cụ thể như: Kế hoạch số 297 KH/TU ngày 26/10/1998 của Tỉnh uỷ thực hiện NQT.ư 5 (khoá VIII) với 7 chương trình cụ thể như sau. Đó là: xây dựng nếp sống văn hoá trong gia đình và cộng đồng; xây dựng nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng thiết chế văn hoá; bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của các dân tộc ít người; du lịch - văn hóa; mở đợt sinh hoạt phê bình và tự phê bình về tư tưởng, đạo đức, lối sống.

 

Tiếp đó, ngành cùng với các ngành chức năng tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 341-CTr/TU ngày 1/9/2004 thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 10, BCHT.ư Đảng (khoá IX) về tiếp tục thực hiện NQT.ư 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Chương trình hành động của Tỉnh ủy đã nêu rõ mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ về tiếp tục thực hiện NQT.ư 5 (khóa VIII) và Kết luận Hội nghị lần thứ 10 (khóa IX), đồng thời bổ sung một số nhiệm vụ thực hiện 7 chương trình trong Kế hoạch số 297-KH/TU của Tỉnh ủy.

 

PV: Sau 15 năm thực hiện, với góc độ cơ quan tham mưu cho tỉnh về việc thực hiện NQT.ư 5, đồng chí đánh giá về    những kết quả cụ thể đã đạt được?

 

Đồng chí Đỗ Văn Hạnh: Ngành VH-TT&DL  đã thực hiện tốt vai trò chức năng, nhiệm vụ được giao góp phần đưa sự nghiệp VH-TT&DL tỉnh có nhiều khởi sắc; góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo ổn định chính trị, AN-QP được giữ vững.

 

Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nếu năm 1998 tỉnh mới có 43,4% số hộ gia đình, 15,3% làng, bản, tổ dân phố, 40,1% trường học đạt tiêu chuẩn văn hoá, đến năm 2012 đã có 76,17% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 64,76% làng, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa; 83% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa; 86,47% trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa.

 

Trong việc cưới, việc tang: đã từng bước xoá bỏ dần những hủ tục lạc hậu, rườm rà tốn kém; trong việc tổ chức lễ hội tiến hành kiểm kê được 86 lễ hội truyền thống các dân tộc, trong đó có 38 lễ hội tiêu biểu;   khôi phục, duy trì một số lễ hội nhằm      bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá như: lễ hội chùa Tiên (Lạc Thuỷ); đền Bờ (Cao Phong - Đà Bắc); Khai hạ - Mường Bi (Tân Lạc); Xên Mường (Mai Châu)  Thực hiện chương trình xây dựng thiết chế văn hoá, đến nay, toàn tỉnh đã có 1 cung văn hóa tỉnh, 1 rạp chiếu bóng, 1 TT hoạt động thanh - thiếu niên, 1 nhà thiếu nhi, 1 nhà văn hoá công nhân và xác định địa điểm hoạt động của bảo tàng và thư viên tỉnh; có 8/11 huyện, thành phố có nhà văn hóa, 9/11 huyện, thành phố có thư viện; có 20 xã, phường đã có nhà văn hóa, đạt tỷ lệ gần 10%, 46 xã, phường có thư viện, 195 điểm bưu điện văn hoá xã, 1.380 nhà văn hoá xóm, bản, đạt tỷ lệ gần 70%.

 

Thực hiện kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá đã đầu tư cấp trang thiết bị vật tư cho 67 xã khu vực đặc biệt khó khăn; đầu tư tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp 15 di tích đã xếp hạng quốc gia; sưu tầm, nghiên cứu 12 đề tài về văn hoá truyền thống các dân tộc; đầu tư trang thiết bị cho 26 nhà văn hóa cụm xã, 452 nhà văn hóa xóm, bản; trang bị 10 xe thông tin lưu động cho các huyên, thành phố; 1 xe chiếu phim lưu động chuyên dùng và nhiều trang thiết bị.           

 

Về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể: đã tổ chức thành công ngày hội VH-TT các dân tộc Tây Bắc, lễ hội cồng chiêng VH-DL tại Tân Lạc được khôi phục và duy trì từ năm 2001. Xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật quần chúng mang đậm bản sắc các dân tộc,  tham gia các cuộc hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ khu vực và trung ương đạt nhiều thành tích cao.

 

Công tác nghiên cứu sưu tầm các giá trị văn hoá dân gian được đầu tư  và chú trọng, kiểm kê bước đầu 130 địa chỉ các phong tục tập quán, tín ngưỡng và lễ hội các dân tộc trong tỉnh; tổng kiểm kê được trên gần 10.000 chiếc cồng chiêng còn được lưu giữ trong tỉnh. Tiến hành các công trình nghiên cứu về văn hóa ...    

 

Hiện, ngành đang kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc để lập hồ sơ, đề nghị Bộ VH-TT&DL đưa một số di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh vào danh mục văn hóa cấp quốc gia. Bảo tàng tỉnh có 11.136 hiện vật. Đến nay đã có 38 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 24 di tích cấp tỉnh, 14 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được tu bổ, tôn tạo bước đầu đưa vào khai thác phục vụ nhân dân thăm quan. Lập đề án đề bảo tồn làng văn hóa dân tộc Mường tại xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) và các làng văn hoá tại các xóm Liên Hồng, xã Khoan Dụ (Lạc Thuỷ); xóm Xì Riệc, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn). 

 

PV: Theo đồng chí, tỉnh ta còn những điều gì chưa đạt được trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và hướng khắc phục trong thời gian tới?

 

Đồng chí Đỗ Văn Hạnh: Bên cạnh những thành tích đạt được trên vẫn còn những hạn chế, tồn tại đó là:  Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa chưa được thường xuyên; một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa xác định hết vai trò của văn hóa trong phát triển KT-XH nên dẫn tới chất lượng phong trào ở một số địa phương chưa cao, có lúc có nơi còn chạy theo thành tích. Việc đầu tư cho cơ sở vật chất và các thiết chế văn hóa còn thấp. Cán bộ làm công tác văn hóa có lúc, có nơi còn chắp vá, chưa được đào tạo về chuyên môn nên dẫn đến hiệu quả đạt thấp.

 

Để tiếp tục triển khai thực hiện NQT.ư 5 (khóa VIII) mà cụ thể là chương trình hành động của Tỉnh ủy cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau: nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng nếp sống văn hoá trong gia đình và cộng đồng. Đẩy mạnh CVĐ xây dựng nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội (lưu ý đến việc cưới và lễ hội phải triển khai có hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của UBND tỉnh). Gắn xây dựng NTM tăng cường đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá ở cơ sở theo tiêu chí của Bộ VH-TT&DL.Tăng cường đầu tư bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể và phi vật thể các dân tộc tỉnh. Có chính sách khuyến khích các nghệ nhân, nhà nghiên cứu sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình. Quan tâm đến bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của các dân tộc ít người của tỉnh. Gắn việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc với khai thác các giá trị di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh cho phát triển du lịch của tỉnh. Tiếp tục mở các đợt sinh hoạt phê bình và tự phê bình về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên theo tinh thần NQT.ư 4 (khóa XI). Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác văn hóa.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí.

                                                                       

                                                                   Bùi Huy (thực hiện)                                                 

Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục