Vườn hoa cúc  của gia đình ông Trần Văn Bổng, xóm Tân Lập 2 vào kỳ  thu hoạch rộ.

Vườn hoa cúc của gia đình ông Trần Văn Bổng, xóm Tân Lập 2 vào kỳ thu hoạch rộ.

(HBĐT) - Làng hoa Trung Minh những ngày cận Tết đẹp rực rỡ, nông dân tấp nập vun xới, chăm hoa. Người bán buôn tìm đến Trung Minh đặt hàng, người dân sành hoa cũng đến để ngắm và lựa chọn những nhành hoa mà mình yêu thích. Trung Minh từ lâu đã trở thành làng hoa xuân. Hoa được trồng trên ruộng nước, ven đất bãi, trước cửa nhà.

Cùng chị Đinh Thị Lý, công chức văn phòng xã Trung Minh (TP Hòa Bình), chúng tôi đến thăm gia đình ông Trần Văn Bổng, phố Tân Lập 2. Nhà ông Bổng có trên 1.000 m2 đất, luân phiên trồng cúc và các loại hoa phục vụ bà con thành phố Hòa Bình. Các luống hoa thẳng tắp, chỗ đang nảy mầm, nơi hé nụ còn ướt sương đêm. Sắc hoa cúc đại đóa vàng rực cả khu vườn. Dừng tay vun xới luống hoa, ông Bổng cho biết: Mùa nào thức nấy, mấy tháng nay, gia đình trồng chủ yếu là hoa cúc phục vụ ngày rằm, mùng một và dịp Tết Nguyên đán 2016. Trồng hoa cúc khoảng 3 tháng có thể cho thu hoạch. Những người buôn vào tận vườn để thu mua. Cũng có nhiều khách yêu hoa vào tận nơi để mua được những bông hoa đẹp, bền lâu. Nhiều người muốn đến chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc bên hoa.

 

   Chị Lê Thị Bình, người có cả chục năm buôn bán hoa ở vùng đất Trung Minh đang miệt mài thu hoa chia sẻ: Trung Minh trồng hoa khá tập trung, từ một vài hộ, đến nay, hầu như nhà nào cũng trồng hoa. Hộ trồng ít trước cửa vài m2, hộ nhiều tới cả hàng trăm, hàng nghìn mét. Đối với người dân Trung Minh, trồng hoa không chỉ để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tạo thêm thu nhập mà còn là nét văn hóa trong đời sống, sinh hoạt. Nâng niu những bó hoa cúc vàng rực rỡ, chị Bình cho biết: Trung Minh đẹp nhất là vào mùa cận Tết. Hoa muôn sắc rực rỡ vào xuân, chỗ vàng rực hoa cúc, tinh khôi hoa cúc trắng. Muôn màu thược dược, lay ơn, hoa bướm, violet... ngát hương hồng ta. Riêng hoa cúc cũng có đến hàng chục loại như cúc pha lê, cúc thạch tím, cúc chi đỏ, chi xanh... Thị trường hoa Trung Minh chủ yếu là TP Hòa Bình. Giá mua tận vườn đối với cây cúc đẹp 5.000 đồng. Hoa bán dần từ Tết đến rằm tháng giêng.

 

    Xã Trung Minh có khoảng 500 hộ làm nông nghiệp, trong đó có khoảng 100 hộ trồng hoa. Người dân Trung Minh đã trồng hoa vài chục năm nay, trong đó tập trung ở phố Tân Lập 1, Tân Lập 2 và xóm Chu với khoảng 2 ha. Thu nhập từ trồng hoa đạt hàng trăm triệu đồng. Đồng đất phù sa ven sông Đà ở Trung Minh phù hợp với trồng hoa. Sắc hoa Trung Minh vừa rực rỡ muôn màu vừa tinh khôi, thánh thiện.  Người dân Trung Minh thật thà, chịu thương, chịu khó. Luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ thâm canh hoa. Theo chị Lý, trồng hoa cúc 10 ngày là phải thắp bóng điện để cây mọc cao và nở muộn vào đúng dịp Tết. Chị Đinh Thị Tiếp, xóm Chu cũng tận dụng diện tích vườn nhà trồng hoa cúc và hoa  lay ơn. Theo chị Tiếp, trước đây, gia đình chị chỉ trồng hoa cúc. Được sự hỗ trợ giống hoa từ người bà con ở Đà Lạt, 2 năm nay, chị học hỏi trồng thêm hoa lay ơn đỏ. Tuy chăm sóc khó hơn nhưng bù lại giá bán lại cao hơn trồng hoa cúc. Hiện nay, giá bán tại vườn từ 6.000 - 8.000 đồng/cành. Làng hoa Trung Minh những ngày cận Tết rộn rã niềm vui. Trồng hoa đang trở thành một  nét văn hóa làm đẹp cho đời của người dân nơi đây.

 

 

                                                                 Hương Lan

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục