Hiện, tỉnh Lai Châu có gần 3.410 ha chè, đây là cây trồng thế mạnh của tỉnh.

Hiện, tỉnh Lai Châu có gần 3.410 ha chè, đây là cây trồng thế mạnh của tỉnh.

(HBĐT) - Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc với 8 huyện, thành phố (108 xã, phường, thị trấn), trên 265 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về QP-AN của đất nước. Ngoài ra, địa phương có vai trò quan trọng khi có hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, trung tâm công nghiệp thủy điện với tổng công suất trên 2.500 MW, cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và cung cấp nước cho vùng đồng bằng sông Hồng về mùa khô, chống lũ về mùa mưa.

 

Với chuỗi hệ thống hang động độc đáo như: Tiên Sơn (Tam Đường), Pu Sam Cáp, Gia Khâu (TP Lai Châu), Tả Phìn (Sìn Hồ)... khí hậu ôn đới quanh năm mát mẻ của cao nguyên Sìn Hồ, nguồn tài nguyên rừng đa dạng sinh học với thảm thực vật phong phú và nền văn hóa đa sắc màu của 20 dân tộc, trong đó 4 dân tộc chỉ Lai Châu mới có, Lai Châu hội đủ các điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (sinh thái, cộng đồng, văn hóa và thám hiểm).

 

Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều địa danh gắn liền với lịch sử như: nhà văn hóa bản Lướt ở xã Mường Kim, huyện Than Uyên; Dinh thự Đèo Văn Long, Bia Lê Lợi thuộc huyện Nậm Nhùn…; những nét độc đáo của các phiên chợ vùng cao như: chợ San Thàng, chợ Dào San, chợ Mường So...; nhiều lễ hội đặc sắc, truyền thống của các dân tộc như: Lễ hội Gầu tào, Tú Tỉ, Nàng Han, Xòe Chiêng… Với bản sắc  văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực phong phú của 20 dân tộc anh em là những tiềm năng, thế mạnh để khai thác, phát triển du lịch văn hóa.

 

Đặc biệt, Lai Châu có hệ thống thảm thực vật phong phú trong quần thể sinh thái khu vực đỉnh núi PuTaLeng, núi Ngũ Chỉ Sơn có độ cao 3.049 m ở xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, thắng cảnh khu du lịch đèo Hoàng Liên Sơn, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao nguyên Sìn Hồ (có độ cao trên 1.500 m) có chế độ khí hậu mát mẻ.

 

Trong lòng đất, Lai Châu được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho một kho báu tài nguyên khoáng sản như: Kim loại màu (đồng, vàng, chì). Đặc biệt, mỏ đất hiếm Đông Pao (huyện Tam Đường) có trữ lượng lớn nhất Việt Nam, 5 triệu tấn ô xít và thân quặng quý hiếm F3, F7 phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp điện tử.

Đặc thù là tỉnh có diện tích lớn, có chế độ khí hậu trung tính và ôn hòa, không bị ảnh hưởng của gió Lào khô hanh như các tỉnh giáp Lào, không có mưa phùn gió bấc như vùng đồng bằng Bắc Bộ, một số địa bàn vùng cao trên 1.200 m có khí hậu quanh năm mát mẻ; thổ nhưỡng phong phú, đa dạng, là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chất lượng cao.

 

Đối với cây chè, toàn tỉnh Lai Châu hiện    có gần 3.410 ha, tập trung chủ yếu ở các  huyện Tân Uyên, Tam Đường và TP Lai Châu với 3 nhà máy và trên 100 cơ sở sản xuất, chế biến, trong đó có những thương hiệu nổi tiếng, đã và đang được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng như: Chè Than Uyên, chè Tam Đường.

 

Cùng với cây chè, chương trình phát triển cây cao su đã và đang trở thành hướng đi đột phá trong phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh. Nhận thức được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tỉnh đã chủ động nghiên cứu, quy hoạch phát triển vùng cao su đại điền với quy mô khoảng 30.000 ha tại các huyện: Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Phong Thổ, Than Uyên. Tính đến hết năm 2015, tỉnh đã thu hút được 3 công ty CP cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam vào đầu tư với tổng diện tích cây cao su trên địa bàn tỉnh đạt 13.594 ha.

 

Ngoài ra, Lai Châu còn có nguồn tài nguyên rừng đa dạng và phong phú. Toàn tỉnh hiện có 402.466 ha đất có rừng, có hệ thống thảm thực vật đa dạng, đặc biệt thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với nhiều loại sản phẩm lâm sản có giá trị cao như nghiến, táu, pơ mu…

 

Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có hệ thống sông, suối dày đặc thuộc hệ thống các sông Đà, Nậm Na, Nậm Mu. Song song với việc đầu tư các công trình thủy điện lớn, đặc biệt là hệ thống các hồ thủy điện có dung tích lớn như thủy điện: Sơn La (9,6 tỷ m3 nước), Lai Châu (1,25 tỷ m3 nước), Huội Quảng (185 triệu m3 nước), Bản Chát (2,1 tỷ m3 nước). Nhiều vị trí bụng hồ trên sông có diện tích bề mặt rộng với bán kính từ 2 - 3 km, mực nước sâu vài chục mét, là điều kiện rất thuận lợi, lý tưởng để phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng bè trên hồ.

 

Để phát huy tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư, Lai Châu đã xây dựng Đề án phát triển vùng kinh tế động lực dọc QL 32, tại khu vực Phúc Than, huyện Than Uyên. Đây là vùng trung tâm có tiềm năng phát triển liên kết với 8 huyện thuộc các tỉnh lân cận (Lào Cai, Sơn La... Điều quan trọng nhất cũng là thế mạnh của địa phương, là tiềm lực con người, với nguồn lao động phổ thông dồi dào sẵn có, nhân dân các dân tộc luôn đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng giải quyết được những vấn đề, mục tiêu đột phá mà T.ư Đảng, Đảng bộ tỉnh đề ra.

 

 

                                                             Theo Báo Lai Châu

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục