Những nông sản mang thương hiệu Hòa Bình đã vượt qua "lũy tre làng”, chạm ngõ những thị trường xa xôi. Đó là kết quả của một cuộc "lột xác", khởi nguồn từ Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Hành trình ấy tiếp tục viết nên câu chuyện đầy thử thách nhưng cũng tràn ngập khát vọng, nơi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự đồng lòng của người dân đang dẫn lối để nông sản Hòa Bình định vị thương hiệu trên bản đồ.
Việc sáp nhập tỉnh Hòa Bình (cùng với tỉnh Vĩnh Phúc) vào tỉnh Phú Thọ không chỉ là chủ trương hành chính, mà còn là bước đi chiến lược hướng đến sự phát triển toàn diện. Những kỳ vọng bứt phá đang mở ra tương lai gắn kết và thịnh vượng cho các vùng đất sau khi sáp nhập.
Từ vùng rau sạch ở xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đến những vườn cam bạt ngàn ở Cao Phong, hay chuỗi trồng khoai sọ, bí xanh ở Yên Thuỷ…, câu chuyện "được mùa rớt giá" từng là nỗi lo lắng thường trực của nhiều nông dân. Và giấc mơ xuất khẩu có lẽ còn xa vời như… mặt trăng. Sản xuất cực nhọc là vậy, nhưng tìm được đầu ra cho nông sản mới thực sự là bài toán khó. Bài toán đó dần có lời giải khi một tư duy mới được khơi thông, một cuộc chuyển mình âm thầm nhưng quyết liệt đang lan tỏa đến từng thôn, xóm. Động lực chính là Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (Đề án số 03-ĐA/TU). Đây là một bản thiết kế chiến lược "ba trong một": phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản và xây dựng nông thôn mới.
Trong 3 năm triển khai Đề án 08, tổng doanh thu từ các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình vượt mốc 14.500 tỷ đồng, tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ giai đoạn trước. Riêng trong năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt gần 42.000 tỷ đồng. Nhưng những con số ấy, dù ấn tượng, chưa phản ánh hết một dòng chảy sâu hơn: Hòa Bình đang chủ động xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ bản địa, không chỉ để phục vụ khách đến, mà để phục vụ chính người dân, từ giao thương, tài chính, đến logistics, chuyển đổi số.
Năm 2024 đón trên 4,3 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu đạt trên 4.700 tỷ đồng, năm 2025 phấn đấu đón 4,9 triệu lượt khách, tổng thu đạt 5.400 tỷ đồng; 170 dự án đầu tư dịch vụ - du lịch được cấp phép với tổng vốn trên 26.000 tỷ đồng; hơn 14.000 lao động tham gia ngành du lịch, hàng trăm sản phẩm bản địa được nâng cấp để "làm du lịch” - đó không còn là kỳ vọng mà là những kết quả bước đầu rõ rệt sau gần 5 năm thực hiện Đề án số 08-ĐA/TU ở tỉnh Hòa Bình.
Ngày 01/11/2021, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành Đề án số 08-ĐA/TU về phát triển dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021- 2025 (Đề án 08). Đó không chỉ là một đề án về du lịch. Đó là dấu ấn về tư duy lãnh đạo, về cách biến khó khăn thành cơ hội, biến tài nguyên sẵn có thành động lực phát triển mới. Sau gần 5 năm triển khai thực hiện đề án, nhìn lại có thể thấy rõ vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng: không chỉ định hướng, mà dấn thân; không chỉ mở đường, mà cùng đi đến đích. Một đề án phát triển kinh tế nhưng để lại bài học sâu sắc về phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời đại mới.
Trong dòng chảy đổi mới và hội nhập, Quốc hội khóa XV đã và đang ghi nhận những dấu mốc đặc biệt. Đây cũng là nhiệm kỳ có nhiều quyết sách mang tính đột phá, mở rộng không gian phát triển cho đất nước nói chung và các địa phương, vùng miền đặc thù nói riêng. Trong quá trình đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, phản ánh đúng thực tiễn vùng Tây Bắc, nơi còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 9 đang trở thành đòn bẩy chiến lược mở ra những chân trời phát triển mới, góp phần đưa ý Đảng, lòng dân hội tụ thành hành động cụ thể.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động đối ngoại nghị viện đã trở thành một trong những trụ cột quan trọng của Quốc hội nói chung và Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình nói riêng. Không chỉ dừng lại ở các hoạt động theo quy định, Đoàn ĐBQH tỉnh còn tích cực kiến tạo các mối quan hệ hợp tác, quảng bá hình ảnh địa phương và vận động nguồn lực phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Tổ chức, tham gia các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trong và ngoài địa bàn ứng cử.
Hoạt động giám sát là một trong ba chức năng trọng yếu của Quốc hội, cùng với lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khẳng định vai trò tiên phong, chủ động, quyết liệt trong hoạt động giám sát, đưa pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.
Nếu như tiếp xúc cử tri là cầu nối giữa Nhân dân và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thì hoạt động lập pháp chính là "trái tim” của Quốc hội. Trong nhiệm kỳ khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã thể hiện vai trò tích cực, đổi mới trong việc tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt gắn với thực tiễn địa phương.
Vào tháng 6/2007, đoàn công tác Báo Hoà Bình có chuyến thăm TP Quảng Châu - thủ phủ tỉnh Quảng Đông vùng phía nam Trung Quốc. Đây là thành phố có bề dày lịch sử, văn hoá với nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Đoàn có các anh Hoàng Thư (nay là Bí thư Huyện uỷ Kim Bôi), Văn Tưởng, Ngọc Vinh (hiện là Phó Tổng Biên tập Báo Hòa Bình), anh Minh Tuấn, chị Minh Thu, chị Bích Di (đã nghỉ hưu), chị Ngọc Lý (hiện công tác tại Báo HàNộiMới) và anh Duy Uỷ (đã mất).
Trong không khí khẩn trương và cũng nhiều mối quan tâm trước quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, ngày 19/6, Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025, HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra với nhiều nội dung quan trọng. Đông đảo người dân trong tỉnh dõi theo các quyết sách được thông qua, với kỳ vọng không chỉ mang lại hiệu quả trước mắt mà còn tạo nền tảng bền vững khi tỉnh Hòa Bình chính thức hợp nhất với các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
Tháng 5, tháng 6, khi nắng hạ đổ lửa, dòng sông Đà thôi xanh màu ngọc bích quyến rũ để khoác lên lớp áo sẫm màu phù sa. Đó là dấu hiệu không lẫn vào đâu được: sông Đà vào mùa... "đá nổi”, hay còn gọi là mùa đón lũ.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dưới lòng sông Đà vẫn có một cuộc chiến thầm lặng. Ở đó, những người lính công binh lặng lẽ tìm kiếm, thu hồi "tử thần” giấu mặt, đó là bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam với 100 nhà báo tiêu biểu từ khắp mọi miền Tổ quốc đã thực hiện chuyến hải trình lịch sử tới quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, mang theo tình cảm sâu sắc của nhân dân cả nước gửi tới quân, dân nơi biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.