Xung phong đi bộ đội khi còn rất trẻ, lúc vừa tròn 18 tuổi. Vào chiến trường, ông tham gia chiến đấu ở chiến trường B5 - Bình Trị Thiên khói lửa và là một trong những người lính cuối cùng rút khỏi thành cổ Quảng Trị sau 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt... Người mà tôi muốn nói ở đây là cựu chiến binh Vũ Duy Tôn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh. Trở về sau cuộc chiến, dù trên cương vị công tác nào hay trong cuộc sống đời thường, ông vẫn luôn thắp sáng ngọn lửa truyền thống, khí tiết của một người lính từng chiến đấu và trở về từ tuyến lửa...
Hơn 1.000 dịch vụ công (DVC) trực tuyến toàn trình đã được tỉnh Hòa Bình tích hợp thành công trên Cổng DVC quốc gia. Nhưng con số ấy chỉ là phần nổi. Điều ẩn sâu, âm thầm mà bền bỉ là một tiến trình tái thiết thể chế hành chính từ gốc, bằng công nghệ, bằng con người và bằng chính sự thay đổi trong hành xử công quyền. Không còn rào cản thủ tục. Không còn "ngại” gặp cán bộ. Không còn những buổi đi lại mòn dép chỉ vì thiếu một dấu, một giấy. Khi nền hành chính trở nên thân thiện, minh bạch và hiệu quả, nó không chỉ tạo ra sự thuận tiện cho người dân, mà còn trở thành nền tảng đáng tin cậy để thu hút đầu tư, mời gọi phát triển. Hòa Bình đã không chọn cách "vẽ đường” cho nhà đầu tư bằng lời nói. Tỉnh chọn cách "dọn đường" bằng cải cách.
5 sở, 22 phòng chuyên môn, 6 đơn vị sự nghiệp bị xóa khỏi sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính tỉnh Hòa Bình trong vòng chưa đầy 1 năm. Nhưng không ai "mất việc”. Và cũng không có một cuộc xáo trộn nào gây bức xúc trong dư luận. Thay vào đó là một bộ máy mới - tinh gọn, rõ người, rõ việc, được người dân mô tả bằng một cụm từ duy nhất - nhẹ: Nhẹ hơn trong thủ tục. Nhẹ hơn trong tiếp cận. Nhẹ cả trong thái độ của cán bộ tiếp dân.
1.482 tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn với gần 13.000 thành viên trên toàn tỉnh. Ở Hòa Bình, người dân không đơn độc trước công nghệ. Từ những xóm Mường ven suối đến vùng cao đất đá như Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), mỗi tổ công nghệ số là một "người bạn” giúp người dân khai hồ sơ online, tạo tài khoản VNeID, nộp giấy tờ không cần giấy. Những cú "chạm” tưởng chừng xa lạ ấy đang dần trở thành thói quen hàng ngày, thay đổi cách người dân nhìn về chính quyền.
Không phải những con số biết nói. Không phải chỉ số PAR Index tăng 30 bậc sau 3 năm… Điều khiến người dân Hòa Bình nhớ và tin hơn cả là ánh mắt thân thiện của cán bộ "một cửa”, là lời xin lỗi nơi phòng tiếp dân, là tiếng gõ bàn phím thay cho tiếng thở dài vì thủ tục rườm rà. Cải cách hành chính (CCHC) ở Hòa Bình khởi nguồn bằng văn bản nhưng đánh dấu sự bắt đầu từ thay đổi rất nhỏ - cách hành xử của chính quyền. Cũng từ đó, một nền hành chính phục vụ được dựng nên từng ngày.
Nằm ở phần Đông Bắc của quần đảo Cô Tô, thuộc xã Thanh Lân, huyện Cô Tô (Quảng Ninh), đảo Trần chỉ cách hải phận Trung Quốc chừng 4 - 5 km nên được ví như "con mắt” trấn giữ cửa ngõ vịnh Bắc Bộ. Để đến thăm đảo, thời gian phù hợp vào tháng 3 - 5 hàng năm, khi thời tiết miền Bắc ấm dần, biển khá êm đềm, ít sóng lớn.
Theo các chuyên gia kinh tế, Hòa Bình có vị trí thuận lợi là trung tâm kết nối giữa Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Tây Bắc. Đây là cầu nối, bệ đỡ cho sự phát triển cả vùng Tây Bắc, bởi nơi đây có những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và khát vọng vươn mình mạnh mẽ.
Không phải tự nhiên mà ngay sau khi quay trở lại xâm lược nước ta năm 1946, thực dân Pháp đã nhanh chóng đánh chiếm tỉnh Hòa Bình và lập phòng tuyến sông Đà, bởi Hòa Bình chính là địa bàn có vị trí chiến lược cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh.
Hòa cùng dòng chảy lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, đồng bào các dân tộc ở Hòa Bình đã sắt son một lòng, đoàn kết, gắn bó keo sơn, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đồng hành cùng cả dân tộc Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước...
Vùng đất, con người Hòa Bình đã gắn liền với lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam nói riêng. Vùng đất này còn được ví là miền đất của sử thi, huyền thoại với các trường ca "Đẻ đất, đẻ nước”, "Nàng Nga hai mối”, "Út Lót Hồ Liêu”, "Vườn hoa núi Cối”...
Là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, giáp với Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ giao lưu giữa đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ với Tây Bắc và Việt Bắc; là cửa ngõ thông sang Thượng Lào, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Thanh Hóa. Chỉ riêng những yếu tố đó đã biến Hòa Bình trở thành vùng đất địa chiến lược, một vùng đất đặc biệt...
Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất trên thế giới có ngày Quốc giỗ - Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm. Ngoài ý nghĩa tâm linh, ngày lễ còn phản ánh bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc ta. "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”, câu ca dao quen thuộc ấy đã in sâu vào tâm trí của mỗi người dân. Để rồi cứ đến ngày Giỗ Tổ, người dân Việt Nam ở khắp mọi miền, dù trong nước hay ở nước ngoài đều một lòng hướng về nguồn cội, để tưởng nhớ, thành kính, biết ơn Tổ tiên, ông bà và những người đã hy sinh bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, khơi dậy niềm tự hào và ý thức bảo tồn giá trị văn hóa trường tồn.
Mỗi dịp tháng Ba âm lịch, con dân đất Việt từ muôn phương lại tìm về vùng đất linh thiêng, cội nguồn của dân tộc. Trong dòng người ấy, chúng tôi - những người con của quê hương Hòa Bình, mang trong mình niềm tự hào và lòng thành kính sâu sắc đã hành hương về Đất Tổ, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều giá trị truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực trong việc gìn giữ bản sắc, mà còn phải đi đôi với loại bỏ hủ tục lạc hậu, phát triển đời sống văn hóa mới, góp phần tạo dựng những giá trị bền vững cho cộng đồng dân tộc Mường ở Hòa Bình.