(HBĐT) - Có bề dày lịch sử vùng đất hàng nghìn năm, dân số khoảng 14 vạn người, dân tộc Mường chiếm 91%, người Mường Vang có đời sống văn hoá rất phong phú, giàu bản sắc. Quá trình tiếp biến và giao thoa về kinh tế, văn hoá, nền công nghiệp cách mạng 4.0 đã tác động đến giá trị văn hoá của dân tộc Mường huyện Lạc Sơn. Một số loại hình di sản văn hoá, nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một. Một bộ phận thanh niên hiện nay không biết tiếng Mường, nét văn hoá Mường và những tập quán của cha ông…
(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến (Kim Bôi) có diện tích 4.326 ha với 648 loài thực vật, 59 loài thú, 128 loài chim. Đặc biệt, trong đó có nhiều động thực vật quý hiếm như: Culi, cầy hương, sóc bay lớn, hoãng, khỉ, gấu, lợn rừng; gù hương, thiên tuế lá chè, hoa tiên, đinh vàng, sến mật, nghiến đất… Đây là tiềm năng đặc biệt quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hợp Tiến. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được phát huy, Hợp Tiến rất cần sự hỗ trợ để có đột phá trong phát triển KT – XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
(HBĐT) - Lạc Thủy hiện có trên 200 đảng viên là người có đạo, chủ yếu sinh hoạt tại các chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã Khoan Dụ và Phú Thành. Đây là những hạt nhân quan trọng trong các phong trào thi đua yêu nước, tạo nhịp cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với người dân. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, tạo sự ổn định, phát triển của các địa bàn vùng giáo nói riêng, toàn huyện nói chung.
(HBĐT) - Từng là 1 trong 36 xóm khó khăn nhất tỉnh, trước đây, đời sống của người dân xóm Sổ, xã Trung Thành (Đà Bắc) vô cùng gian khó. Đường sá khó khăn, địa hình cách trở, xóm sống biệt lập giữa núi rừng với con suối Sổ hung dữ vào mùa lũ. Thế nên, cái tên xóm Sổ được nhiều người gọi là xóm "khổ”...
(HBĐT) - Ký ức trong tôi, Hải Phòng khi xưa chỉ có trong những câu chuyện bà ngoại kể, đó là một nơi phố xá phồn hoa, tấp nập người xe trong mắt của một người ở quê ra phố thị làm "hàng xáo” (buôn gạo)... Từ ký ức đó, sau này mỗi lần có dịp về thành phố cảng, tôi lại dành một ngày để lang thang khắp phố phường đất cảng như bước chân của ngoại khi xưa...
(HBĐT) - Khắc ghi lời Bác Hồ dạy: "Công an phải là đầy tớ dân. Đã là đầy tớ dân thì công an phải ra sức bảo vệ Nhân dân, ra sức phục vụ Nhân dân”, thời gian qua, mỗi cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an tỉnh đã không ngừng nỗ lực, tận tâm với công việc nhằm góp phần giữ vững ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.
(HBĐT) - Hàng chục hộ dân khu Lục Đồi, thị trấn Bo (Kim Bôi) đang sống trong lo sợ, thấp thỏm vì hoạt động của mỏ đá ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.
(HBĐT) - Với lợi thế tiếp giáp Thủ đô Hà Nội cùng hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch đang được tỉnh cũng như huyện Lương Sơn tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB) tiến tới đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, dự kiến sẽ phát huy được vai trò, vị trí để thúc đẩy thu hút đầu tư trong thời gian tới.
(HBĐT) - Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, huyện Lương Sơn đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng và chủ đầu tư (CĐT) tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB) khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch. Mục tiêu phấn đấu là khởi công KCN trong quý III/2023 nhằm kịp thời đón làn sóng đầu tư trong và ngoài nước.
(HBĐT) - Thực hiện phương châm "giao thông đi trước, tạo động lực cho sự phát triển của huyện”, trong những năm qua, huyện Mai Châu đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng hạ tầng giao thông đảm bảo, đồng bộ nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển của huyện.
(HBĐT) - Với một huyện còn nhiều khó khăn như Mai Châu thì phát triển hạ tầng giao thông là một trong những giải pháp quan trọng để mở đường cho hành trình thoát nghèo. Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh và bằng nội lực của địa phương, huyện Mai Châu đã triển khai, đưa vào hoạt động một số dự án giao thông kết nối quan trọng - những con đường mang ý nghĩa then chốt để huyện vùng cao này hiện thực hoá khát vọng đổi mới.
(HBĐT) - Hiện nay, khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng; khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ tại các khu, điểm du lịch nhiều. Mô hình nông dân làm du lịch cộng đồng (DLCĐ) trong tỉnh trên đà phát triển. Số lượng, quy mô, chất lượng, phương thức hoạt động của các nhà nghỉ DLCĐ theo đó cũng tăng nhanh. Toàn tỉnh hiện có 170 nhà nghỉ DLCĐ, tập trung nhiều nhất ở huyện Mai Châu và một số huyện Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Sơn, Tân Lạc.
(HBĐT) - Họ là những người quanh năm chỉ quen cầm liềm, cầm cuốc, cần mẫn canh tác trên thửa ruộng, mảnh nương. Khi Đảng, Nhà nước khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), những nông dân thuần tuý, chất phác này đã trực tiếp tham gia vào hoạt động, tạo nên sự hấp dẫn, phong phú của sản phẩm du lịch, đồng thời mang đến những trải nghiệm văn hóa độc đáo.
(HBĐT) - Tuần đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đến Hạt Kiểm lâm huyện Đà Bắc đã vắng tanh "không một bóng người". Điện thoại được biết, toàn bộ 15 cán bộ từ lãnh đạo đến nhân viên đều đã "vào rừng". Theo sự chỉ dẫn, vượt hơn 50 km đường dốc quanh co đến xã vùng cao Trung Thành, chúng tôi có chuyến tuần rừng đầu tiên của năm Quý Mão 2023 cùng những người lính "gác rừng" bảo vệ màu xanh cho đại ngàn Đà Bắc.
(HBĐT) - So với mọi năm, năm nay, nhà Hàng A Bô ở xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò có cái Tết no ấm, đủ đầy hơn, bởi nhà Bô xuất bán hơn chục con lợn, lại được giá. Nhờ vậy, người già và bọn trẻ trong nhà có thêm bộ quần áo mới, bánh dầy cũng được làm nhiều hơn so với mọi năm... Trò chuyện, Hàng A Bô phấn khởi: Được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn, con giống, kỹ thuật, sau một thời gian triển khai mô hình chăn nuôi lợn bản địa, đàn lợn của gia đình đã phát triển lên hơn chục con. Tết vừa rồi bán đàn lợn đã mang về nguồn thu hàng chục triệu đồng.
(HBĐT) - "Đi về nhà tao ăn cái Tết, uống chén rượu ngô núi...”. Lời mời chân thành của Hờ A Sự ở xóm Thung Mặn, xã Hang Kia làm chúng tôi ái ngại, nửa muốn đi, nửa lại không. Muốn đi là bởi chỉ có những người bạn thật sự thân thiết người Mông mới mời về nhà uống chén rượu, ăn miếng bánh dày trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mông. Nhưng đường từ trung tâm xã về nhà Sự ở Thung Mặn bao năm qua vẫn luôn là nỗi ám ảnh với bất kỳ ai chứ chẳng riêng gì chúng tôi... Như đọc được suy nghĩ, sau tràng cười sảng khoái, Hờ A Sự bảo: Chúng mày không phải sợ. Giờ đường về nhà tao gần lắm, không còn cheo leo ngược núi như mấy năm trước. Được Nhà nước làm cho con đường, giờ đi lại dễ dàng rồi, có đường cuộc sống của người dân trong bản cũng khá lên nhiều lắm...
(HBĐT) - Năm 2023, lần đầu tiên Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được tổ chức quy mô cấp tỉnh quy tụ 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động cùng hội tụ tại huyện Tân Lạc. Ba ngày diễn ra lễ hội, thời tiết ủng hộ, nắng xuân trải khắp vùng đất cổ Mường Bi, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Các chương trình lễ hội được đầu tư, dàn dựng công phu đã trở thành niềm tự hào của người dân Mường nói riêng và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh nói chung. Lễ hội Khai hạ chính là nơi văn hóa dân tộc Mường được tỏa sáng.
(HBĐT) - Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình hay còn gọi là lễ xuống đồng, lễ mở cửa rừng, là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của văn minh Việt cổ. Đây là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng Mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động.
(HBĐT) - Trở lại xã Thung Nai, tôi cứ nấn ná muốn tìm điều gì đó nơi đây của vài chục năm về trước và kéo dài cho đến hiện nay. Theo truyền thuyết người xưa kể rằng, vùng rừng núi này trước đây có thung rộng và nhiều nai nên gọi là Thung Nai (?). Chưa thể tìm hiểu ngọn ngành điều trên, nhưng tôi biết, chỉ trong mấy chục năm, xã Thung Nai đã 3 lần thuộc các đơn vị hành chính cấp huyện khác nhau. Trước năm 1985, xã Thung Nai thuộc huyện Đà Bắc; từ năm 1985 - 2002, thuộc huyện Kỳ Sơn (cũ) và từ năm 2002 đến nay, Thung Nai thuộc huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Hòa chung không khí phấn khởi đầu xuân, cùng với cả nước, đúng 8h ngày 6/2, tất cả 10 huyện, thành phố trong tỉnh đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2023. Đây thực sự là ngày hội của các địa phương và cán bộ, Nhân dân trong tỉnh. Thời tiết xuân giao hòa. Lòng người rộn ràng khí thế. Có bịn rịn chia tay nhưng mang theo niềm lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, trưởng thành và cống hiến. Trên khắp các nẻo đường từ nông thôn, miền núi xa xôi đến thành thị đều mang không khí náo nức khi lớp thanh niên ưu tú lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(HBĐT) - Xưa, Côn Đảo từng là nơi nuôi dưỡng tinh thần cách mạng quật cường của hàng vạn chiến sỹ yêu nước Việt Nam. Còn ngày nay, nơi đây được biết đến là địa điểm có nhiều trải nghiệm tốt đẹp, mang tới cảm giác bình yên, khiến bất cứ ai cũng muốn tìm về để cảm nhận.
(HBĐT) - "Anh đến quê em đất biển Cà Mau
Cỏ thấy xanh tươi đước rừng bát ngát
Dòng sông Tam Giang nắng trải đưa người
Về thăm quê hương Đất Mũi xa xôi”...
(trích lời bài hát Đất Mũi Cà Mau – nhạc sĩ Hoàng Hiệp).
(HBĐT) - Cũng giống như người dân ở xóm Khuộc, xã Cao Sơn (Lương Sơn), ngay sau khi được cán bộ Công an xã và lực lượng ĐVTN xóm tuyên truyền về việc hướng dẫn cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (TKĐDĐT) trên nền tảng ứng dụng VNeID, bà Dương Thị Hòa (SN 1963), người dân tộc Dao đã chủ động mang theo điện thoại có kết nối internet và thẻ căn cước công dân (CCCD) đến nhà văn hóa xóm để được hướng dẫn cài đặt, kích hoạt...
(HBĐT) - Mo Mường là di sản văn hóa (DSVH) đặc biệt linh thiêng của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Trước nguy cơ "báu vật” vô song có thể bị mai một những giá trị không thể khôi phục, hành trình bảo vệ khẩn cấp mo Mường đã được khởi động với sự đồng hành của những con người tràn đầy tâm huyết và trí tuệ, vừa tự hào, vừa có trách nhiệm với mo Mường.
(HBĐT) - Khắp các miền quê trải dài màu xanh trù phú; hạ tầng điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng; hệ thống thương mại - dịch vụ phát triển... Đó là diện mạo của quê hương Mường Động (Kim Bôi) hôm nay với những bước chuyển mạnh mẽ.