(HBĐT) - Vì nhiệm vụ, họ tạm xa gia đình, bất chấp hiểm nguy để điều trị cho những người nhiễm Covid-19. Mặc dù cuộc chiến chống dịch Covid-19 chưa kết thúc, nhưng đóng góp của những người hùng áo trắng cho cộng đồng vô cùng đáng trân trọng.



Cán bộ, y, bác sỹ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm thủ tục đón tiếp và cách ly công dân trở về từ Angola.

Trắng đêm với người bệnh

Bệnh nhân 401 đã được điều trị khỏi Covid-19 ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: Tận mắt chứng kiến những nhọc nhằn, vất vả mà các y, bác sỹ trải qua, chúng tôi mới thấm thía sự khắc nghiệt, nhọc nhằn và nỗ lực mạnh mẽ của họ. Ngoài lịch sinh hoạt bị đảo lộn với những bữa quên ăn, đêm quên ngủ, họ căng mình trực chuẩn bị ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp nhất. Mong ước được chơi đùa với con, được ăn bữa cơm gia đình là một điều xa xỉ đối với họ.

Là người trực tiếp điều trị cho những bệnh nhân, bác sỹ Hà Lê Cường, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Sau khi tiếp nhận những ca bệnh đầu tiên, chúng tôi phân công thành 3 ca trực. Mỗi ca trực 8 tiếng đồng hồ, gồm 1 bác sỹ, 2 điều dưỡng và y tá. Khi trực ca đêm phải thức để theo dõi diễn biến tình hình sức khỏe bệnh nhân. Dù cơn hơi ho cũng phải cảm nhận được. Đối với y, bác sỹ không trong ca trực phải ở lại khoa mang đồ bảo hộ, khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm virus. Trong những ngày điều trị, thời tiết luôn nắng nóng nên chỉ mặc bộ bảo hộ vào một lúc là mồ hôi ra rất khó chịu. Không chỉ mặc cả ca trực 8 tiếng đồng hồ, mà các y, bác sỹ, điều dưỡng phải mặc 24/24h để phòng tránh bệnh. Nhưng đây là điều trị cho bệnh nhân nguy cơ lây nhiễm cao nên mọi quy trình phải tuân thủ nghiêm ngặt. Để "chặn” được dịch bệnh ra cộng đồng thì công tác dự phòng rất quan trọng. Nhiều y, bác sỹ đã thức trắng đêm kiểm soát ở các chốt, xét nghiệm khi có đoàn cách ly về tỉnh…

Đồng chí Bùi Văn Phón, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: Từ khi có dịch, công việc của cán bộ khoa gấp thêm nhiều lần ngày thường. Chuyện làm thông ca, nửa đêm mới về nhà không phải là lạ nữa. Mỗi khi có đoàn cách ly về đêm, cán bộ trực đón kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm, làm hồ sơ, báo cáo… gần sáng mới xong. 15 cán bộ của Khoa mấy tháng nay lúc nào cũng căng mình làm việc để đáp ứng công tác phòng dịch. Khoa đã chủ động điều tra dịch tễ, bám sát địa bàn nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm, trường hợp nghi ngờ do tiếp xúc gần; điều tra dịch tễ các trường hợp nghi nhiễm; tiến hành giám sát, khoanh vùng gọn và phòng dịch kịp thời.

Lá thư từ phòng cách ly

Không mấy ai hiểu được công việc, nỗi lòng của y, bác sỹ, điều dưỡng khi làm việc trong những bức tường cách ly, chỉ có những người bệnh mới hiểu họ. Trong thư cảm ơn của bệnh nhân 398 từ Liên bang Nga trở về điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: Tôi thật sự bất ngờ, hoang mang khi nhận được tin mình dương tính với SARS-CoV-2. Nhưng các bác sỹ đã tiếp xúc, trò chuyện xua tan những lo âu bằng tinh thần lạc quan. Nhưng ẩn sâu bên trong là sự lo lắng của các y, bác sỹ, điều dưỡng bởi vì nhiệm vụ, công việc mà họ phải xa gia đình, xa các con. Thay vào những bữa cơm gia đình là những bữa cơm hộp. Đó là sự hy sinh rất lớn lao.

Còn bệnh nhân 399 cho hay: Hôm đầu tiên vào khu điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh tôi có chút bất ngờ, vì vào viện mà lại cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi đến vậy. Chúng tôi là những bệnh nhân Covid-19 bị mọi người tránh tiếp xúc. Nhưng khi vào viện cảm giác như một gia đình, các y, bác sỹ coi bệnh nhân như người thân. Tôi cảm thấy không còn cô đơn, không còn bị xa lánh. Còn nhớ khi vào viện hỏi chị Bích có sợ Covid-19 không? Chị trả lời ngay: Các chị không sợ, các em cứ yên tâm chữa trị, đã có các anh, chị ở đây. Anh Cường là Trưởng khoa nhưng rất gần gũi với bệnh nhân và các anh chị em trong khoa. Không thấy được khoảng cách cấp trên với cấp dưới. Anh Toàn ít nói nhưng khi bệnh nhân có vấn đề gì thì luôn sát sao, quan tâm và giúp đỡ. Như hôm tôi bị đau mắt, anh đã hội chẩn ngay cùng bác sỹ khoa mắt để có phương pháp điều trị. Chị Quỳnh, một người phụ nữ vất vả. Chồng đi công tác xa nhà, chị lại phải chống dịch, xa con nhỏ. Chị nhân viên tận tụy chăm sóc bệnh nhân ngày 3 bữa, phòng sạch sẽ, quần áo luôn thơm tho...

Lời cuối bức thư, bệnh nhân mong muốn dịch bệnh sớm qua mau, chúc Việt Nam sớm đẩy lùi dịch bệnh và cám ơn đội ngũ y, bác sỹ, những người hùng của đất nước trong cuộc chiến chống "giặc" Covid-19.


Việt Lâm


Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục