(HBĐT) - Đến thăm mô hình nuôi bò vỗ béo của anh Phạm Hoàng Đa, sinh năm 1992 ở xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thuỷ), chúng tôi thực sự khâm phục tinh thần vượt khó của chàng Bí thư Chi đoàn trẻ tuổi. Với quyết tâm thoát nghèo từ chính đôi bàn tay, khối óc của mình, Phạm Hoàng Đa đã quyết tâm lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương. Sau khi tốt nghiệp trung cấp y năm 2014, anh không đi xin việc mà quyết chí ở lại quê nhà xây dựng gia đình và lập nghiệp. Tham gia sinh hoạt Chi đoàn xóm Tân Vượng và đến năm 2018, anh Đa được cấp ủy chính quyền địa phương và đoàn viên thanh niên trong xóm bầu giữ chức Bí thư Chi đoàn xóm từ đó đến nay.



Anh Phạm Hoàng Đa, xóm Tân Vượng, xã Phú Lai, huyện Yên Thủy chăm sóc, vỗ béo cho đàn bò.

Phạm Hoàng Đa sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ngay từ khi còn nhỏ, chàng thanh niên có vóc người nhỏ nhắn này đã không ngừng cố gắng vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nhận thấy điều kiện tự nhiên của xóm, với diện tích đất đất nông nghiệp của gia đình có đồng bãi tự nhiên rất thích hợp để phát triển chăn nuôi, anh quyết định lập nghiệp từ nuôi trâu, bò vỗ béo. Đa chia sẻ: "Lúc đầu, khi tôi mới mới bắt tay vào nghề nuôi trâu vỗ béo, do thiếu vốn, thiếu khoa học kỹ thuật, nên cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng được gia đình động viện, Ban Chấp hành Đoàn xã Phú Lai quan tâm, động viên, tôi có động lực để tiếp tục thực hiện mô hình. Ban đầu, tôi chỉ nuôi với số lượng ít và bán quay vòng, do vốn còn ít nên thu nhập cũng chẳng đáng là bao”.

Theo đó, năm 2018, Phạm Hoàng Đa mạnh dạn đăng ký vay vốn ngân hàng theo kênh của Đoàn Thanh niên với số tiền vay được là 400 triệu đồng để đầu tư con giống, xây dựng chuồng trại và phát triển diện tích cỏ chăn nuôi. Từ nguồn vốn vay đó, đến nay, anh đã gây dựng được cho mình một mô hình khá quy mô với việc nuôi luân chuyển từ 20 - 47 con trâu, bò thịt trong chuồng, có thời gian cao điểm nuôi nhốt gần 60 con và trên 1 ha cỏ voi để cung cấp thức ăn xanh cho đàn vật nuôi. Mỗi lứa mua về, anh cho vỗ béo từ 2 - 4 tháng và xuất bán khi trâu, bò đạt yêu cầu về trọng lượng, chất lượng. Trừ chi phí đầu tư ban đầu, mỗi con trâu, bò cho anh Đa thu lợi từ 4 - 5 triệu đồng.

"Không chỉ biết làm giàu cho gia đình, anh Đa còn tích cực giúp đỡ các đoàn viên, thanh niên trong  xóm, xã về kỹ thuật chăn nuôi, lựa chọn con giống, tìm kiếm thị trường, mua bán. Với phương thức này, không ít gia đình đoàn viên, thanh niên có thêm thu nhập giúp ổn định cuộc sống, dần thoát nghèo” - chị Bùi Thị Nguyệt, Bí thư Đoàn xã Phú Lai chia sẻ.

Nói về dự định của mình, Đa chia sẻ: Trong thời gian tới, tôi mong muốn Nhà nước sẽ có thêm những chính sách ưu đãi về vốn để tôi cũng như các đoàn viên, thanh niên có thể đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Bên cạnh đó, có thêm những lớp tập huấn hoặc chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp thanh niên nắm rõ cách phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc đàn trâu bò, để có thể từng bước làm giàu một cách hiệu quả nhất.

Với những nỗ lực, phấn đấu vươn lên vượt qua hoàn cảnh để thoát nghèo, Bí thư Chi đoàn xóm Tân Vượng Phạm Hoàng Đa là tấm gương sáng cho đoàn viên, thanh niên trong và ngoài xã học tập, làm theo, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và đóng góp cho sự phát triển KT - XH trên địa bàn.

Xuân Thiên (Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)

Các tin khác


Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, nhiệt huyết

Là người con của đồng bào dân tộc Mường, sau khi tốt nghiệp Đại học Tây Bắc loại giỏi (năm 2013), chị Nguyễn Thị Mai Linh (sinh năm 1991) trở về quê hương công tác tại phường Thái Bình, TP Hòa Bình. Là người nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn gương mẫu trong mọi hoạt động, tích cực trong công tác phong trào, chị được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tín nhiệm đề cử, bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên phường năm 2015.

Thủ lĩnh Đoàn với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Sinh ra và lớn lên ở xã Mai Hạ, mảnh đất mà thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các hoạt động kinh tế khác còn ở quy mô nhỏ. Với tình yêu quê hương và khát vọng tuổi trẻ, anh Hà Văn Thái, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã Mai Hạ (Mai Châu) đã vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trưởng xóm Đồng Ngoài dân mến, dân tin

Năng nổ, nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc… đó là những phẩm chất quý báu của anh Bùi Văn Năng, Trưởng xóm Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi). Với tinh thần hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, nêu gương trên các lĩnh vực phát triển KT-XH, góp sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, anh Năng được nhân dân tín nhiệm, yêu mến.

Từ con số 0 đến thương hiệu quà tặng HaNi

Không ngại khó, không ngại khổ, tận dụng những thời cơ cũng như thách thức trong thời điểm nền kinh tế đang có nhiều biến động để hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp, lập nghiệp của mình, chị Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1993) đã "khai sinh” ra thương hiệu quà tặng HaNi vào đầu năm 2023. Dù mới thành lập và còn khá non trẻ, nữ giám đốc 9X người gốc Hòa Bình đã vận hành và đưa HaNi đến với nhiều đối tác, khách hàng, cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm quà tặng độc đáo, chất lượng, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục