(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kỳ Sơn (Agribank Kỳ Sơn) đã giúp nhiều hộ làm chổi chít trên địa bàn huyện có nhu cầu được vay vốn phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nhiều gia đình vươn lên làm giàu.


Đại diện Agribank Kỳ Sơn khảo sát tình hình sử dụng vốn vay tại cơ sở sản xuất chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Phượng, xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ.

Nghề sản xuất chổi chít ở huyện Kỳ Sơn được hình thành cách đây khoảng 20 năm. Hiện, trên địa bàn huyện có khoảng vài chục hộ đang làm nghề chổi chít. Chủ lực trong thúc đẩy nghề chổi chít tại huyện phải nói đến nguồn vốn tín dụng của Agribank Kỳ Sơn. Mỗi năm, Chi nhánh giải ngân hàng chục tỷ đồng cho riêng ngành nghề này thông qua hoạt động cho vay tích trữ nguyên liệu đầu vào của người dân, cũng như có nguồn vốn trang trải trong quá trình sản xuất, góp phần thúc đẩy KT-XH.

Xã Dân Hạ là một trong những địa bàn phát triển mạnh nghề chổi chít trong nhiều năm qua của huyện. Toàn xã có hàng trăm hộ có người tham gia vào lực lượng lao động làm nghề chổi chít. Cùng với đó, nhiều chủ hộ đã phát huy được nguồn vốn từ Agribank phát triển sản xuất ngành nghề này. 

Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Phượng, xóm Máy Giấy. Cách đây khoảng 20 năm, từ số vốn khoảng 5 triệu đồng vay tín chấp từ Agribank Kỳ Sơn đã giúp gia đình chị có đủ điều kiện mua nguyên liệu về thuê người sản xuất. Chị Phượng cho hay: "Nếu không có nguồn vốn của Agribank thủa ban đầu, chắc chắn gia đình tôi không có ngày hôm nay". Với số vốn tích cóp sau nhiều năm, cùng hơn 1 tỷ đồng vay Agribank Kỳ Sơn mỗi năm, hiện nay, gia đình chị Phượng đầu tư khoảng 300 - 400 tấn chít nguyên liệu. Qua đó, đảm bảo hoạt động cho 7 cơ sở nằm trên địa bàn huyện với trên 100 lao động có việc làm thường xuyên. Sản lượng chổi chít xuất khẩu của gia đình chị Phượng khoảng 20 vạn chiếc mỗi tháng, đa phần xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. 

Cũng trên địa bàn xóm Máy Giấy, hộ anh Quách Ngọc Thành là một trong những khách hàng nổi bật của Agribank Kỳ Sơn. Từ hai bàn tay trắng, nhờ nguồn lực từ Agribank Kỳ Sơn cùng ý chí quyết tâm, đến nay, hộ anh Thành là điển hình phát triển kinh tế của địa phương. Mỗi năm, gia đình anh Thành huy động cả chục tỷ đồng mua nguyên liệu chít phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Trong đó, Agribank Kỳ Sơn cho vay khoảng 3 tỷ đồng, tạo điều kiện giúp gia đình anh mở rộng sản xuất. Hiện, gia đình anh Thành có trên 100 lao động chuyên làm nghề chổi chít xuất khẩu đi các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaixia. Anh Quách Ngọc Thành cho biết: "Nhờ nguồn vốn vay từ Agribank Kỳ Sơn, gia đình tôi đó có đủ nguồn lực mua nguyên liệu đầu vào, đồng thời trả lương cho công nhân lao động từ 300 - 400 triệu đồng mỗi tháng". 

Thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhiều năm nay, Agribank Kỳ Sơn đã phối hợp với các cấp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện triển khai xây dựng các nhóm, tổ vay vốn, qua đó tạo nên một kênh dẫn vốn và quản lý vốn hiệu quả, trong đó khá chú trọng cho vay phát triển sản xuất chổi chít.

Theo Giám đốc Agribank Kỳ Sơn Tuấn Minh Tuấn, tổng hợp đến cuối tháng 6/2019, Chi nhánh có tổng dư nợ 650 tỷ đồng, trong đó, dư nợ cho vay làm nghề chổi chít hơn 60 tỷ đồng. 

Có thể nói, trong quá trình phát triển nghề chổi chít trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Agribank Kỳ Sơn luôn thể hiện được vai trò trọng yếu về lĩnh vực hỗ trợ tín dụng. "Hiện nay và trong thời gian tới, những đồng vốn tín dụng của Agribank Kỳ Sơn đã và sẽ luôn là động lực quan trọng thúc đẩy nghề chổi chít phát triển, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần vào giải quyết việc làm, phát triển KT-XH của huyện" - Giám đốc Agribank Kỳ Sơn Tuấn Minh Tuấn chia sẻ.


Hông Trung

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục