Tiết mục khai mạc Cuộc thi tài năng xiếc 
ba nước Đông Dương 2009.

Tiết mục khai mạc Cuộc thi tài năng xiếc ba nước Đông Dương 2009.

Khán giả ngày càng thất vọng với xiếc khi phải xem lặp đi lặp lại nhiều tiết mục nhàm chán chẳng thay đổi gì cách đây hàng chục năm; Ngay từ “đầu vào” tuyển sinh diễn viên xiếc đã khó làm sao không tránh khỏi sự thiếu ăn ý mặn mà giữa trường đào tạo với đơn vị biểu diễn; Le lói xu hướng dựng xiếc mới nhưng kỹ thuật kỹ năng, kỹ xảo lại không được quan tâm…

 
Một loạt những vấn đề được đặt lên bàn cuộc hội thảo “Nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghệ thuật xiếc Việt Nam” do Liên chi hội Xiếc Việt Nam tổ chức.

Xiếc ngổn ngang bao vấn đề nan giải…

Có buồn không khi chính đội ngũ nghệ sĩ xiếc phải thừa nhận một thực trạng là xiếc ta so với trước đi xuống…, nói đúng ra là đang xuống cấp trầm trọng. Trong khi nền nghệ thuật xiếc thế giới phát triển vượt bậc với công nghệ tiên tiến thì xiếc Việt Nam vẫn lặp đi lặp lại những tiết mục và thể loại đơn điệu, nhàm chán, thậm chí có những tiết mục chẳng thay đổi gì cả về hình thức và nội dung từ hàng chục năm qua.

GS – TS Phạm Duy Khuê, Họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, nghệ sĩ Nguyễn Tri Huế - Chi hội trưởng Chi hội CLB Nghệ sĩ Xiếc TP Hồ Chí Minh đều cho rằng lớp nghệ sĩ ngày hôm nay đang đánh mất đi  phong cách biểu diễn xiếc. Lớp diễn viên trẻ bước lên sân khấu không tạo được một khí thế sôi động, mạnh mẽ và dũng cảm vốn có trong tinh thần của xiếc. Sự thụ động, bắt chước máy móc những kỹ năng, kỹ xảo của người đi trước đã khiến xiếc trở nên mờ nhạt, thiếu phong cách.

Đó là những nguyên nhân khiến đối tượng đến với xiếc ngày càng thu hẹp, hầu như chỉ còn tập trung chủ yếu vào thiếu nhi.  

Trong báo cáo đề dẫn, TS Hoàng Minh Khánh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp NT xiếc & Tạp kỹ Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên chi hội Xiếc Việt Nam cho biết ở ta đã hình thành “phong trào xiếc mới” nhưng hiếm có những tiết mục xiếc có trình độ kỹ thuật cao và mang tính đột phá. Những chương trình xiếc mới chỉ chú ý đổi mới hình thức mà không chú trọng tới nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo – một yếu tố đặc biệt quan trọng làm tên tính hấp dẫn, phi thường của xiếc. Xiếc thú đã từng một thời oanh liệt với các tiết mục xiếc lớn hấp dẫn như sư tử, hổ… thì ngày hôm nay, khán giả chỉ được xem các tiết mục thú nhỏ như khỉ, chó…

Các vấn đề về thực trạng đi xuống của xiếc thực ra không mới nhưng hội thảo đã xới lên mọi góc cạnh của thực trạng hôm nay một cách tập trung và rõ nét hơn, tỉm ra những nguyên nhân yếu kém để giúp nâng cao chất lượng xiếc Việt Nam lên một trình độ mới. Một thực tế hiện nay trong xiếc đó là công tác đào tạo và biểu diễn chưa bắt kịp được với nhau, không có kế  hoạch hợp đồng đào tạo theo địa chỉ và nhu cầu nên đào tạo dẫn đến sự trùng lặp khó tiếp nhận.

Thật trớ trêu khi “đầu ra” thì khủng hoảng thừa, “đầu vào” - tuyển sinh thì khủng hoảng thiếu. Những người có tố chất sức khỏe và hình thể đẹp lý tưởng cho xiếc chẳng dại gì chọn con đường thành diễn viên xiếc. Sự lỗi nhịp của xiếc, sự nghèo nàn về chương trình, tiết mục và nhất là tuổi nghề ngắn ngủi của xiếc cũng như sự tập luyện đầy gian khổ, nguy hiểm… là những nguyên nhân khiến ngành xiếc thiếu hụt lực lượng diễn viên trẻ tài năng.

Những con số thống kê của Thạc sĩ Trương Thúy Trinh (Trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam) công bố tại hội thảo đã gây bất ngờ về chính sách đầu tư cho diễn viên xiếc hiện nay. Hàng tháng mỗi học sinh xiếc được nhận một khoản trợ cấp nghề nghiệp là 56.000đồng/tháng. Ngoài ra các học sinh có kết quả học tập xếp loại khá, giỏi, xuất sắc được hưởng học bổng khuyến khích học tập theo quy định của Bộ GD-ĐT ở các mức tương ứng là: 140.000 – 240.000 – 280.000 đồng/tháng. Trong thực tế chỉ có khoảng hơn 50% học sinh có đủ điều kiện học bổng. Mức chi tối thiểu của một học sinh bao gồm tiền học phí (học văn hóa), tiền ăn ở khoảng 800.000 đến 1.000.000 đồng/tháng. Tổng kinh phí 5 năm học là 40.000.000 đến 50.000.000đồng/khóa đào tạo.

Học sinh trường xiếc thường là các gia đình ở nông thôn nghèo, nhiều học sinh có tài năng thực sự nhưng không thể theo học vì gia đình không đủ điều kiện kinh tế. Đối với lực lượng giảng dạy đào tạo của xiếc cũng bộc lộ những hạn chế lớn. Mặt bằng trình độ chuyên môn và văn hóa của đội ngũ giáo viên xiếc hiện nay rất thấp, không đồng đều. Một nguyên nhân là do trước đây việc đào tạo và tuyển dụng giáo viên không theo một chuẩn quy định. Nhiều giáo viên được tuyển dụng sau khi không còn khả năng biểu diễn trên sân khấu hoặc bị tai nạn nghề nghiệp…

Suốt mấy chục năm qua, đội ngũ giáo viên xiếc ít được đào tạo và nâng cao bồi dưỡng kiến thức, họ lạc hậu về lĩnh vực khoa học và thông tin cập nhật về nền nghệ thuật xiếc hiện đại trên thế giới. Họ không có cơ hội đi tham quan, học tập ở các nước có nền nghệ thuật xiếc phát triển. Đã vậy việc mời các chuyên gia quốc tế sang Việt Nam giảng dạy cho học sinh và giáo viên học tập những khóa học dài hạn không hề có. Thừa giáo viên không đủ năng lực trình độ, không đáp ứng được yêu cầu trước sự đổi mới của nhà trường trong giai đoạn hội nhập và phát triển, nhưng lại thiếu giáo viên giỏi có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp vững vàng, có hiểu biết sâu rộng về chuyên ngành sân khấu, đặc biệt là xiếc.

Về phía các đơn vị biểu diễn thì công tác tổ chức quản lý ở một số đoàn còn yếu, có đoàn cán bộ lãnh đạo năng lưc chuyên môn ít, không có kinh nghiệm tổ chức biểu diễn, có đoàn chỉ nặng về chuyên môn mà thiếu năng lực quản lý…

Nâng cấp Xiếc: Không dễ!

Năm 2009, Trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam đã mạnh dạn tổ chức lớp chất lượng cao theo mô hình giáo dục tinh hoa dành cho các học sinh có tài năng vượt trội. Vận dụng mô hình này vào việc tổ chức các lớp chất lượng cao để đào tạo cho học sinh có tài năng vượt trội sẽ tạo nên tính cạnh tranh, thi đua trong học tập của học sinh và nâng cao mặt bằng chung về trình độ kỹ năng, kỹ̉ xảo của học sinh lên một bước. Liên đoàn Xiếc Việt Nam cũng đã và đang tập trung vào việc đào tạo trang bị cho các nghệ sĩ có cơ bản tốt cả bốn môn thể loại trong xiếc, mời chuyên gia giỏi lên lớp về các loại hình phụ trợ như: Tìm tòi sáng tạo, Múa, Nhạc, Kỹ thuật biểu diễn…, Sáng tạo những đạo cụ, động tác kỹ thuật mới lạ…

Tuy nhiên nếu chỉ có một, hai đơn vị đơn phương thực hiện mà không có nguồn hỗ trợ từ nhà nước cũng như các đơn vị nghệ thuật biểu diễn thì việc nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ xảo của học sinh cho đến diễn viên khó có thể thực hiện. Cần phải có chiến lược đào tạo đội ngũ diễn viên lâu dài cho xiếc, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ diễn viên có đủ trình độ để có thể xây dựng được những tiết mục xiếc đỉnh cao, ngang tầm thế giới đang là nhiệm vụ trọng tâm của cả ngành xiếc. NSƯT Tạ Duy Ánh – Phó giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam mạnh dạn đưa ra ba chính sách về kinh tế với đặc thù của nghệ thuật xiếc: Chính sách phát hiện tài năng nghệ thuật; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng tài năng nghệ thuật; Chính sách sử dụng và dãi ngộ tài năng nghệ thuật. 

NSND Tâm Chính - Chủ tịch Liên chi hội Xiếc Việt Nam cho rằng ngành xiếc cần được Nhà nước quan tâm, đầu tư một cách toàn diện mới có được những bước phát triển bứt phá, đặc biệt là trong công tác đào tạo. NSƯT Vũ Ngoạn Hợp, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Phó chủ tịch Liên chi hội Xiếc Việt Nam cũng kiến nghị cần phải có chiến lược đào tạo đội ngũ diễn viên có trình độ để có thể xây dựng được những tiết mục xiếc đỉnh cao, ngang tầm thế giới. Cùng với sự đào tạo đội ngũ diễn viên thì việc đào tạo đội ngũ các tác giả viết kịch bản, các đạo diễn nghệ thuật, đạo diễn âm thanh, ánh sáng và nhất là lực lượng phê bình lý luận riêng cho xiếc. Ngoài việc nguồn diễn viên từ trường xiếc, theo ông có thể học tập kinh nghiệm từ các nước có trình độ xiếc phát triển, họ thường lấy nguồn diễn viên được đào tạo và có trình độ chuyênmôn cao chính là các vận động viên TDTT như thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, lực sĩ cử tạ,vận động viên để trở thành một diễn viên giỏi của xiếc. Nhưng làm thế nào để thu hút lực lượng nhân tài này lại phụ thuộc vào chính sách và cơ chế đãi ngộ của nhà nước.

Để xiếc Việt Nam phát triển bền vững và đáp ứng được đòi hỏi của xã hội thì việc cần có một cơ chế riêng, phù hợp, sự hỗ trợ của Nhà nước với một chế độ đãi ngộ tương xứng. Nếu cứ nuôi xiếc trong một nguồn kinh phí hạn hẹp như hiện nay thì sẽ khó tránh khỏi cho xiếc mãi ở một cơ thể èo uột như hiện nay.


"Làng tôi" của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.


"Sức mạnh đôi tay" của Đoàn xiếc TP Hồ Chí Minh - Giải Nhất Cuộc thi tài năng xiếc trẻ ba nước Đông Dương.


"Đế trụ" của Trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam (Giải Nhì Cuộc thi tài năng xiếc trẻ ba nước Đông Dương.
 
                                                                            Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục