Ngày hội văn hóa ẩm thực Mường Bi 2011 -  tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực của người Mường. ảnh: H.D

Ngày hội văn hóa ẩm thực Mường Bi 2011 - tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực của người Mường. ảnh: H.D

(HBĐT) - Gần đến Tết Độc lập, nhà nhà ở Mường Bi treo cờ Tổ quốc, đường phố rực rỡ cờ hoa, đâu đâu cũng thấy không khí tất bật chuẩn bị cho ngày Tết. Vào dịp này hàng năm, gia đình cụ ông Bùi Văn Nôm, cụ bà Bùi Thị Mán ở xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) cũng như các gia đình khác ở vùng Mường Bi lại được vui cảnh con cháu tụ họp, đoàn viên. Từ chiều hôm trước, gia đình cụ đã chuẩn bị mâm cỗ quả, làm bánh uôi bằng gạo nếp dẻo thơm vừa gặt để dâng lên bàn thờ Bác. Ngày Tết, mọi công việc đều hoãn lại, toàn bộ thời gian dành cho vui chơi, thăm thú, là dịp để anh em, họ hàng làng trên, xóm dưới gặp gỡ, quây quần.

 

Với người Mường Bi, Tết Độc lập và Tết Nguyên đán là 2 dịp lễ trọng đại nhất trong năm. Mâm cỗ ngày Tết Độc lập không thể thiếu thịt lợn, thịt gà và bánh uôi. Theo ông Bùi Văn ểu ở xóm Lầm, xã Phong Phú, dù nhà nghèo nhất cũng có thịt gà, thổi xôi ăn mừng ngày Quốc khánh. Có điều kiện thì ba, bốn gia đình chung lợn, làm cỗ mời anh em, họ hàng đến ăn khiến ngày Tết thêm vui tươi, rôm rả. Nhiều gia đình người Mường còn khoái khẩu món nhộng ong và cho rằng mâm cỗ ngày Tết Độc lập sẽ thiếu thịnh soạn, tươm tất nếu không có món nhộng (ngon nhất là nhộng của loài ong bò vẽ).

 

Năm nay, người Mường Bi ăn Tết Độc lập to hơn mọi năm. Bà con ai nấy đều phấn khởi, niềm vui như được nhân đôi bởi chưa có năm nào sản xuất nông nghiệp lại được mùa đến vậy. Cây lúa trên đồng ruộng Mường Bi từ Địch Giáo, Phong Phú, Quy Mỹ, Mỹ Hòa đều đạt năng suất cao chưa từng có. Năng suất, sản lượng lúa bình quân toàn huyện vượt trội (năng suất gần 60 tạ/ha - cao nhất từ trước tới nay). Cây ngô - cây XĐ-GN trên các xã vùng cao, vùng sâu Phú Cường, Phú Vinh, Quyết Chiến, Lũng Vân, Ngổ Luông, Bắc Sơn... cũng không phụ công người, mang về cho bà con nông dân mùa no ấm. Không chỉ thắng lợi về năng suất, sản lượng, người trồng ngô còn lạc quan về giá và sức tiêu thụ bởi giá ngô ở vào thời điểm thấp nhất cũng được 4.000 đồng/kg, cao 5.000 đồng/ kg, tư thương thu mua ngô tại vườn chở đi tiêu thụ dưới xuôi, không lo bị ế. Cùng với cây lúa, cây ngô, cây mía tím cũng đang được bà con nông dân các xã mở rộng diện tích và trở thành cây trồng chủ lực ở địa phương, nhất là các xã Phú Vinh, Mỹ Hòa, Trung Hòa...

 

Hòa với niềm vui được mùa, bản làng Mường Bi thêm sống động, rộn ràng trong tiếng hát, lời ca và tiếng chiêng, cồng. Đón Tết, các xóm, bản, KDC trong toàn huyện sôi nổi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng. Mỗi lứa tuổi đều có những hoạt động vui chơi riêng như chơi cờ, bóng đá, bóng chuyền, đánh mảng, hát séc bùa (xắc bùa)... Với những bước chuẩn bị kỹ lưỡng các giải đấu cấp cơ sở, giải bóng chuyền, cầu lông cấp huyện chào mừng ngày Quốc khánh 2/9 được tổ chức đúng vào dịp này. Thị trấn Mường Khến, xã Tử Nê, Mãn Đức... tưng bừng tổ chức hội diễn    văn nghệ. Đặc biệt là các     môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian như bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, ném còn được các xã, thị trấn đưa vào lồng ghép với hoạt động vui chơi đón Tết của bà con.

 

                                                                                       Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục