(HBĐT) - Những năm trước, người nuôi cá trên lòng hồ sông Đà sợ nhất lũ đầu mùa và bệnh dịch do ký sinh trùng gây ra. Các suối đổ nước về lòng hồ mang theo độc tố làm cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, anh Đinh Văn Linh ở xóm Tráng, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã khắc phục được những hạn chế và nuôi cá thành công. Từ kinh nghiệm của mình, anh không chỉ làm giàu mà đang "kéo” hàng trăm hộ trở lại với nghề nuôi cá lồng.

Khởi nghiệp từ 3.000 con gà

(HBĐT) - "Đi đến nhiều nơi để thăm quan, học tập kinh nghiệm, cuối cùng tôi chọn mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) để phát triển kinh tế gia đình. Khởi nghiệp từ 3.000 con gà giống, đôi lúc cũng kiệt quệ vì dịch bệnh, giá cả bấp bênh nhưng bằng sự kiên trì, tôi đã trụ vững…” - ông Nguyễn Đình Lâm, thôn 3/2B, xã Thành Lập (Lương Sơn) đã chia sẻ như vậy khi dẫn chúng tôi đi thăm mô hình trang trại "bạc tỷ” của gia đình.

Khởi nghiệp với cây sachi

(HBĐT) - "So với cây ngô thì giá trị kinh tế từ cây sachi cao gấp 5, gấp 10 lần”, bằng cách tính giản đơn này cộng với tìm hiểu đặc tính, điều kiện tự nhiên thích hợp, anh Nguyễn Văn Hưng ở xóm Đồng Thành, xã Tân Thành (Lương Sơn) đã mạnh dạn chuyển đổi, trở thành người đầu tiên ở địa phương trồng và thành công khởi nghiệp với cây sachi.

Những tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong lao động, sáng tạo

(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, các cấp Hội LHPN tỉnh không ngừng phát huy tính chủ động, sáng tạo, đổi mới phương thức hoạt động, tạo phong trào thi đua sâu rộng, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia, ủng hộ; qua đó xuất hiện nhiều gương cá nhân tiêu biểu.

Ông Hoàng Duy Phương Khởi nghiệp ở tuổi thất thập

(HBĐT) - Ông Hoàng Duy Phương, sinh năm 1950 trong một gia đình nghèo hiếu học. Sau 40 năm làm giáo viên công tác tại Phòng giáo dục huyện Yên Thuỷ trong đó có 35 năm làm cán bộ quản lý. Đến nay, mặc dù đã bước sang tuổi "thấp thập cổ lai hy” nhưng ông Hoàng Duy Phương Giám đốc Công ty TNHH Nam Sơn vẫn khá nhanh nhẹn.

Nhà nông Nguyễn Duy Lành vượt khó khởi nghiệp

(HBĐT) - Từ nông dân bao năm sống trong cảnh bần hàn, ông Nguyễn Duy Lành (SN 1958) ở thôn Bột, xã Phú Thành (Lạc Thủy) vươn lên trở thành điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và toàn quốc. Vinh dự lớn mà ông có được khi tham dự Hội nghị nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V, năm 2017 là nhà nông duy nhất của tỉnh được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có những thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2016.

“Bà đỡ” cho nông dân khởi nghiệp

(HBĐT) - Miệng nói, tay làm và luôn làm việc một cách say mê, trách nhiệm- đó là cảm nhận của riêng tôi về chị Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương Sơn - "bà chủ” của những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Tiếp xúc với chị em xã viên ở các HTX nông sản hữu cơ của huyện Lương Sơn, họ xa gần nói rằng: Chị Lan chính là "bà đỡ” để nông dân Lương Sơn khởi nghiệp.

Nâng bước thanh niên nông thôn khởi nghiệp

(HBĐT) - Cách đây hơn 2 năm, từ ý tưởng của anh Quách Thế Ngọc, Bí thư Tỉnh Đoàn (nay là Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy), CLB Thanh niên làm kinh tế của tỉnh đã thành lập, tập hợp những gương mặt thanh niên được nhận giải thưởng Lương Đình Của và những thanh niên mang trong mình hoài bão làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Không nản lòng trước thất bại

(HBĐT) - Đó chính là bí quyết giúp chàng thanh niên Bùi Văn Thắng, xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) vượt lên khó khăn, trở ngại để có được thành công ngày hôm nay.

Cùng khởi nghiệp với mô hình Liên hiệp hợp tác xã đầu tiên ở Tây Bắc

(HBĐT) - Ngày 8/8/2017, Liên hiệp HTX Cam Cao Phong tại khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) được thành lập. Liên hiệp hình thành là dấu mốc quan trọng về hình thức liên kết mới trong sản xuất - kinh doanh - công nghệ. Bốn HTX: Hà Phong, Nông nghiệp Số, Nông nghiệp và dịch vụ Phúc Linh, Nông nghiệp và dịch vụ ánh Xuân cùng liên kết để khởi nghiệp. Đây là liên hiệp đầu tiên tại vùng Tây Bắc và được coi là bước đột phá mới.

Sáng tạo khởi nghiệp và thành công nơi vùng cao Độc Lập

(HBĐT) - Xuất phát điểm đầy khó khăn như bao gia đình khác ở mảnh đất vùng cao Độc Lập, Kỳ Sơn. Chị Hoa và gia đình đã lập nghiệp với hai bàn tay trắng nhưng nhờ mạnh dạn, dám nghĩ dám làm chị đã thành công với mô hình xưởng may bao bì. Góp phần tăng thêm thu nhập và tạo việc làm cho hơn chục lao động nữ tại địa phương.

Sáng tạo khởi nghiệp ở vùng cao Độc Lập

(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội LHPN huyện Kỳ Sơn, chúng tôi lên xã vùng cao Độc Lập tìm gặp chị Đỗ Thị Hoa, xóm Can I. Quả thực chúng tôi không khỏi bất ngờ vì ở nơi vùng cao còn nhiều khó khăn này có người phụ nữ mạnh dạn, quyết đoán, năng động, sáng tạo và làm được nhiều việc có ích cho gia đình cùng hàng trăm hội viên phụ nữ tại địa phương.

Lên rừng lập nghiệp

(HBĐT) - Đó là chàng trai trẻ Bùi Tiến Đạt, sinh năm 1993 tại xóm Lâu, xã Tập Lập (Lạc Sơn). Từ đầu xã hỏi thăm về chàng trai 9x một mình lên khai phá rừng làm trang trại nuôi gà ai cũng biết, người ta gọi với cái tên thân mật "Đạt Gà”. Mô hình Đạt đang thực hiện là sự kết hợp giữa ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi với sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm.

Chàng trai 8X mạnh dạn chuyển đổi cách làm giàu

(HBĐT) - Trên tay cầm chiếc túi bạt được may gia công, anh Bùi Văn Quyên, xóm Lựng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) giới thiệu với chúng tôi về quá trình làm giàu theo cách làm mới mà vợ chồng anh đã mạnh dạn chuyển đổi từ hơn 1 năm nay. Mô hình may gia công túi bạt xuất khẩu của gia đình anh Quyên không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp giải quyết việc làm cho lao động địa phương.