(HBĐT) - Được đào tạo bài bản về xây dựng, là "dân công trình chính hãng” nhưng Nguyễn Hoàng Lượng, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) lại có những hiểu biết đáng nể về cá tầm - loại cá đặc sản có giá trị khá cao hiện nay. Không chỉ hiểu biết về đặc tính, Lượng còn nắm rõ bí quyết để làm sao chế biến được món cá tầm ngon và hấp dẫn nhất. Đơn giản, chàng kỹ sư trẻ hiện đang ấp ủ rất nhiều dự định khởi nghiệp từ loại cá ưa lạnh này.

Khởi nghiệp từ những viên gạch bê tông


(HBĐT) - Những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng, gạch bê tông đã và đang dần thay thế gạch nung truyền thống. Nắm bắt được xu thế đó, anh Bùi Văn Tự, xóm Yên Mu, xã Lạc Lương (Yên Thủy) đã đưa công nghệ gạch bê tông về sản xuất, mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Người lập kỳ tích nuôi cá tầm ở vùng hạ lưu sông Đà


(HBĐT) - Lâu nay, cá nước lạnh thường được các doanh nghiệp, hộ đầu tư nuôi ở vùng lòng hồ có nguồn nước ổn định và nhiệt độ thích hợp, không ai hình dung có thể nuôi ở phía cuối nguồn. Vậy mà ngay tại thành phố Hòa Bình, một hộ dân đã "liều lĩnh” làm cái việc trước đó chưa ai dám làm - nuôi cá tầm ở… hạ lưu sông Đà.

Ông chủ trẻ với 1.000 gốc táo lê Nhật


(HBĐT) - Táo lê Nhật là giống cây ăn quả có giá trị mà đến nay chưa có nhiều nông dân trong tỉnh trồng. Tại huyện Kim Bôi có 1 người đã tiên phong trồng táo lê Nhật. Anh là Đỗ Đức Bằng, 25 tuổi, Phó Bí thư chi đoàn đội 3 - xã Nam Thượng, gương mặt tiêu biểu trong phong trào tuổi trẻ khởi nghiệp sáng tạo.

Khởi nghiệp từ giống gà bản địa


(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo thôn An Sơn 1, xã An Bình (Lạc Thủy), chàng thanh niên Bùi Đông Giang không nuôi mộng đổi đời từ tìm kiếm việc làm ở các thành phố lớn. Anh chọn cho mình lối đi riêng - phát triển kinh tế từ nuôi gà trên mảnh đất quê hương.

Người làm giàu từ cỏ ở Đồng Chum

(HBĐT) - Không phải lúa, không phải ngô hay bất cứ loại cây màu nào khác mà con đường làm giàu của anh Lường Văn Sương ở xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum (Đà Bắc) lại được bắt đầu từ việc trồng... cỏ.

“Vua ổi" Yên Mông

(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Huệ, xóm Bắc Yên, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) không ngừng nỗ lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, gây dựng quy mô trang trại tổng hợp rộng 4 ha, trong đó có hơn 1 ha ổi đem lại nguồn thu ổn định hàng trăm triệu đồng/năm. Bà được người dân gọi là “Vua ổi Yên Mông” và được đề xuất khen thưởng điển hình học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của TP Hòa Bình năm nay.

Trồng thanh long ruột đỏ hiệu quả trên đất đồi

(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội LHPN huyện Lạc Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ của gia đình chị Bùi Thị Niền, xóm Bái, xã ân Nghĩa. Thăm vườn cây đang đến độ thu hoạch và được nghe kể về quá trình đưa cây thanh long về vùng đất đồi khô cằn này chúng tôi mới thấy, để có được kết quả như ngày hôm nay với gia đình chị Niền là cả một quá trình học hỏi, cần mẫn và quyết tâm.

Khởi nghiệp từ trái ớt núi

(HBĐT) - Từ xa xưa đến nay, để tăng dư vị của bữa ăn, trong mâm cơm của người Mường không thể thiếu một lọ dấm ớt. Nhiều người đã nói rằng, dù mâm cỗ có nhiều thịt thà bao nhiêu mà thiếu vài trái ớt dấm thơm lừng thì bữa cơm cũng chẳng thể ngon miệng. Thân thuộc là vậy nhưng ít ai ngờ rằng, những trái ớt nhỏ bé lại mở ra con đường khởi nghiệp lớn đối với một chàng thanh niên người Mường nhạy bén…