(HBĐT) - Những ngày giữa tháng 10, chúng tôi có mặt tại xã Cư Yên, huyện Lương Sơn. Người dân trong xã phấn khởi, tự hào về người phụ nữ cần cù, dám nghĩ, dám làm đó là chị Hoàng Bích Thùy, xóm Gừa. Chị Thùy là 1 trong 50 nông dân tiêu biểu toàn tỉnh được biểu dương tại Hội nghị biểu dương nông dân xuất sắc tỉnh năm 2017.

Khởi nghiệp từ mô hình V.A.C và sản xuất thực phẩm sạch

(HBĐT) - Với khát vọng của tuổi trẻ, tận dụng lợi thế của địa phương, anh Bùi Huy Chương, xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã mạnh dạn vay vốn, mở rộng sản xuất với mô hình V.A.C mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mạo hiểm với giống cây ăn quả mới

(HBĐT) - Dám nghĩ, dám làm... dám mạo hiểm để xây dựng thương hiệu cây ăn quả "độc và lạ”, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn huyện Lương Sơn, anh Hà Huy Quang ở thôn Đồng Quýt, xã Hòa Sơn đã đem giống táo, mít… đặc sản ở Thái Lan trồng thử nghiệm tại xã. Sau hơn 1 năm trồng thí điểm, vườn cây ăn quả đã cho thu bói và hứa hẹn đem về "quả ngọt” trong tương lai không xa.

Người con gái Thái tâm huyết khôi phục nghề dệt kết hợp du lịch làng nghề

(HBĐT) - Cô gái dân tộc Thái Lò Thị Dị, sinh ra và lớn lên ở bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu). Từ thủa ấu thơ, Dị đã được mẹ, được bà truyền dạy nghề dệt của dân tộc mình. Cho đến lúc trưởng thành, mơ ước phát huy những giá trị tinh hoa thổ cẩm, giữ gìn, tôn vinh bản sắc truyền thống thôi thúc Dị khôn nguôi.

Sùng Y Múa làm du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Tốt nghiệp trường trung cấp y tế tỉnh, cô gái người Mông Sùng Y Múa - xã Pà Cò về làm y sĩ sản nhi tại trạm y tế xã Hang Kia (Mai Châu) và lập nghiệp ở đây. Tại đây, Y Múa thấy người bản Lác (xã Chiềng Châu) đưa khách nước ngoài lên xã Hang Kia tăng theo từng năm, phát hiện này gợi mở cho chị hướng phát triển kinh tế gia đình. Năm 2008, vợ chồng chị vay vốn ngân hàng đầu tư làm du lịch với hy vọng góp phần cùng mọi người trong xã chống lại đói nghèo, tảo hôn và tệ nạn ma túy.

Sáng tạo phát triển du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Không chỉ phát huy tiềm năng về bản sắc văn hóa dân tộc của xóm như nhà ở, nếp sinh hoạt, ẩm thực…, chàng trai 9X Đinh Quý Hữu ở xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) còn mạnh dạn phát triển các sản phẩm du lịch như chèo bè mảng, chèo thuyền kayak, món ăn châu Âu… Nhờ vậy đã tạo cho homestay Hữu Thảo "chất” riêng, là điểm đến thú vị cho du khách.

Tự tin khởi nghiệp với mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới

(HBĐT) - "Mới được có một tuổi, tưởng như chỉ biết "lật ngang, lật ngửa” thôi mà các đồng chí đã vươn tầm cả nước và muốn ra cả thế giới với cách tổ chức bài bản, khoa học và rất nhân văn” - đó là trao đổi đầy cởi mở của đồng chí Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX khi đến thăm HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động (Bãi Chạo, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi). Đánh giá cao hiệu quả hoạt động của HTX, Phó Thủ tướng vui mừng cho biết, đây là mô hình khởi nghiệp thành công và điển hình cho những giá trị cần có của một HTX nông nghiệp kiểu mới.

Khởi nghiệp làm giàu ở vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Những ngày giữa thu, chúng tôi có dịp trở lại xã vùng cao Quyết Chiến, huyện Tân Lạc. Cảm nhận bình yên giữa màu xanh bạt ngàn của rau su su, người dân cần mẫn hái quả, bó ngọn, phân loại rau su su chuyển về tiêu thụ ở Thủ đô Hà Nội. Trò chuyện được biết, người mở lối làm ăn mới, trồng rau sạch ở vùng cao không phải là người dân bản địa. Đó là thanh niên Đinh Văn Long quê ở Văn Lang, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) - từng nhiều năm buôn bán rau quả ở chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội.

Khởi nghiệp từ 300 con gà

(HBĐT) - Bằng quyết tâm, nghị lực, sự cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, anh Nguyễn Văn Định, sinh năm 1984, trú tại xóm Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy đã gây dựng cho mình trang trại nuôi gà bản địa cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Đệ nhất thủy đặc sản vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Trên vùng hồ sông Đà rộng lớn, trong hàng trăm tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản, cơ ngơi lồng cá của anh Nguyễn Văn Toản ở xóm Vôi, xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình) là tầm cỡ nhất, khó ai có thể sánh bì. 31 tuổi, anh quản lý và điều hành Công ty TNHH thủy hải sản Hải Đăng với gần 200 lồng cá đặc sản, hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ lớn mạnh góp phần đưa thương hiệu cá sạch Hòa Bình vươn xa.

Người chiến sỹ dân quân khởi nghiệp từ những thất bại

(HBĐT) - Mất cha khi còn quá nhỏ. Cuộc sống của 4 mẹ con trông vào mấy sào ruộng đắp đổi qua ngày. Từ hoàn cảnh cuộc sống chỉ có khó khăn và khó khăn đã thôi thúc cậu bé Bùi Huy Chương ngày nào không ngừng nỗ lực vươn lên làm giàu. Dù cho con đường khởi nghiệp vươn lên của chiến sỹ dân quân Bùi Huy Chương ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) gập ghềnh chông gai...

Đam mê với nghề nuôi cá tầm trên vùng nước xoáy

(HBĐT) - Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội năm 2001 về lập nghiệp tại TP Hòa Bình, dược sỹ Đỗ Văn Nhuận đã vận dụng những kiến thức trau dồi sau những năm "đèn sách” trên giảng đường lặn lội nơi rừng sâu, núi thẳm sưu tầm, ứng dụng phương pháp cấy mô để bảo tồn và phát triển được nhiều loại dược liệu quý hiếm. Anh còn là thành viên chủ lực của Công ty CP Biophamrm Hòa Bình trong phát triển vùng dược liệu với hơn 50 ha cây cà gai leo trên vùng đất Yên Thuỷ, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hàng chục hộ nông dân ở xã Đa Phúc.

Làm giàu trên vùng đất khó với cây chè shan tuyết

(HBĐT) - Đổi mới cây trồng nông nghiệp tạo nên bước ngoặt lớn trong phát triển kinh tế tại xã Trung Thành (Đà Bắc). 70% hộ dân trong xã gắn bó với cây chè san tuyết từ nhiều năm nay khiến cho nhiều người cứ nhắc đến Trung Thành là nhắc "vùng đất chè”.

Thành công từ sự bền bỉ, dám nghĩ, dám làm

(HBĐT) - Chưa qua trường lớp đào tạo cơ bản nào về quản lý tài chính, kinh doanh hay một khóa đào tạo nghề chính thống, nhưng hiện tại, chị Quách Thị Như, xã Đông Bắc (Kim Bôi) đã cùng chồng thành lập và điều hành suôn sẻ hoạt động SX-KD của Công ty TNHH MTV Hùng Như Kim Bôi, góp phần tạo việc làm cho hàng trăm lao động nữ nông thôn. Thành công đó bắt nguồn từ sự bền bỉ, tinh thần dám nghĩ, dám làm.

Thắp lửa cho vùng nhãn Sơn Thủy

(HBĐT) - Anh Bùi Văn Lực, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy (Kim Bôi) là một trong những người tiên phong đưa giống nhãn Hương Chi về đồng đất quê hương, xây dựng thành công giống nhãn Sơn Thủy, mở ra cơ hội xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho người dân mà nhiều nơi khác ước mơ. Anh được bình chọn là tấm gương lao động sản xuất giỏi, vinh dự được Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ khen thưởng, nhận được sự tin yêu, trân trọng của cán bộ và người dân.

Bùi Văn Vy làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Tìm hiểu kỹ lĩnh vực dự định đầu tư, biết tính toán, mạnh dạn vay vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay… Đó là những kinh nghiệm thành công của nhà nông trẻ 9X- Bùi Văn Vy, xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn).

Làm giàu từ nuôi côn trùng

(HBĐT) - Về xã Thanh Nông (Lạc Thủy) ai cũng tấm tắc dành lời ca ngợi về ý tưởng làm giàu độc và lạ của anh Nguyễn Thế Hùng hay còn gọi "Hùng dế” ở xóm Vai. Theo người dân Thanh Nông, anh Hùng có ý tưởng làm giàu rất sáng tạo và mạo hiểm khi đầu tư vốn để nuôi dế. Chính loài côn trùng này đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình anh. Chúng tôi không khỏi tò mò tìm đến nhà anh "Hùng dế”, thật bất ngờ người đàn ông tay chân đầy dầu, mỡ đang loay hoay sửa xe máy chính là anh "Hùng dế”.

Thành công bước đầu từ mô hình khởi nghiệp “An toàn thực phẩm”

(HBĐT) - Mới đây, trên đường Điện Biên Phủ, thuộc khu vực chợ Phương Lâm cũ (TP Hoà Bình) xuất hiện một cửa hàng nông sản cung cấp các mặt hàng rau, củ, quả sạch có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tới người tiêu dùng trên địa bàn. Sự ra đời của cửa hàng với thương hiệu "Nông sản Hòa Bình FTT” tạo ra sự khác biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm khu vực chợ trung tâm tỉnh.

Khởi nghiệp từ trồng rau hữu cơ

(HBĐT) - Lên xã Quyết Chiến (Tân Lạc) lần này, người chúng tôi hẹn gặp là chị Đinh Thị Quyết, Chủ nhiệm HTX Quyết Chiến. HTX mới được thành lập nhưng ngày nào cũng cung cấp cho thị trường Hà Nội và Vĩnh Phúc hàng tấn rau hữu cơ.

Người Việt Nam đầu tiên làm nông nghiệp hữu cơ trên cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Đó là anh Nguyễn Hồng Yến - người quản lý và trực tiếp điều hành nông trại hữu cơ Linh Dũng có địa chỉ tại thôn Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi). Nông trại vừa được tổ chức NHO Qscert cấp chứng nhận sản phẩm quả có múi (bưởi, cam, quýt, chanh) là sản phẩm hữu cơ phù hợp với các yêu cầu của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam TCVN 11401 : 2015.

“Quả ngọt” từ mảnh đất đồi dốc, sỏi đá

(HBĐT) - Tốt nghiệp cấp III, Hà Minh Vương ở xóm Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong) đã lựa chọn phát triển kinh tế nông nghiệp theo mô hình VAC là con đường lập nghiệp. Được bố mẹ ủng hộ, Vương cùng gia đình bắt tay vào "công cuộc” cải tạo 2 ha đất dồi dốc, sỏi đá dưới chân núi thành vườn cây trái xanh tốt.

Tư duy, cách làm mới trong lĩnh vực công nghiệp - du lịch
Bài 2: Dốc lòng xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Sau khi "thắp lên ngọn lửa” cho diện mạo công nghiệp của tỉnh, doanh nhân Vũ Duy Bổng tiếp tục dành nhiều tâm sức, nguồn lực đầu tư sang lĩnh vực du lịch. Đây là một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, mong muốn góp sức khai thác tiềm năng lợi thế tài nguyên du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái hồ Hòa Bình.

Tư duy, cách làm mới trong lĩnh vực công nghiệp - du lịch

(HBĐT) - Bằng tầm nhìn, tư duy dài hạn, ý chí và nghị lực dám nghĩ dám làm, dám dấn thân, ông Vũ Duy Bổng, Chủ tịch HĐQT Công ty bất động sản An Thịnh Hòa Bình đã biến những bất lợi, khó khăn, thành lợi thế tạo bước "đột phá” đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN Lương Sơn để thu hút đầu tư, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện tại, ông tiếp tục dành tâm lực đầu tư sang lĩnh vực du lịch, dịch vụ, tạo nên sự thay đổi về chất của Công ty CP Du lịch Hòa Bình, theo đuổi định hướng, mong muốn góp sức xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa Mường, khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình.

Khởi nghiệp từ trồng cam

(HBĐT) - Trước năm 2012, với 2 ha đất đồi dốc, gia đình Bùi Thị Tâm, xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) trồng keo mất 5 - 7 năm chỉ cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Trước thực trạng đó, cô gái sinh năm 1994 Bùi Thị Tâm với khát khao vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương đã không ngừng học hỏi, tìm tòi trồng cây gì cho phù hợp với đất đồi quê nhà. Sau thời gian trồng thử nghiệm nhiều giống cây, Tâm nhận thấy cây cam phù hợp với đất đồi nên đã quyết định trồng cam với hình thức xen nhiều giống cam khác nhau.

Thành công từ cách làm khác, nghĩ khác

(HBĐT) - Có 2 ha đất nhưng Bùi Văn Tươi, Bí thư Đoàn xã Dũng Phong (Cao Phong) không tập trung vào cây cam giống như những người dân trong vùng mà anh đã mạnh dạn đưa cây bưởi Diễn, gấc nếp, gừng, mía tím vào canh tác. Với cách nghĩ, cách làm khác, Bùi Văn Tươi đã có những mô hình phát triển kinh tế thành công...