Không ít điều chỉnh đã được đưa ra trước thềm Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học VN (5 - 10.1) để mong hội nghị thu được thành công như kỳ vọng. Nhưng ngay trong ngày đầu tiên diễn ra, cũng như khi nhìn vào bảng lịch trình hội nghị, đã thấy khá nhiều bất cập.

Thừa và thiếu

Hơn 300 đại biểu, trong đó phía chủ nhà chiếm một nửa, gồm các nhà văn, dịch giả... Phút cuối có thêm một số đại diện của giới xuất bản - phát hành, đến hội nghị bằng những tấm "vé vớt".

Gần như vắng bóng đại diện các NXB nước ngoài - những bà đỡ quan trọng nhất để đưa văn học VN ra với thế giới và một số nhà văn VN tên tuổi như Hồ Anh Thái - một trong những người từng rất tích cực trong việc dịch và giới thiệu văn chương Việt ra tiếng Anh, nhà văn Phan Thị Vàng Anh - người vốn rất năng nổ với công tác nhà văn trẻ của hội, dù cả hai đều có tên trong danh sách khách mời. Trong khi đó, không ít khách mời quan trọng đã bị bỏ sót.

Là người có mối quan hệ tốt với các bạn viết ở Đài Loan, nhà văn Trang Hạ cho biết chị rất băn khoăn khi nhiều dịch giả uy tín của Đài Loan, trong đó có người đã có hai đầu sách tiếng Việt, nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Việt chừng 15 năm nay lại không thấy được mời.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên lại thấy tiếc cho việc hội nghị đã bỏ sót trường hợp của Nguyễn Đỗ - người mà 10 năm qua rất có công trong việc dịch và giới thiệu nhiều tác phẩm thơ cổ điển cũng như hiện đại của VN tới công chúng Mỹ. Trong khi đó, người ta lại thấy cái tên Đào Kim Hoa - "nhà thơ VN nức tiếng tại Đài Loan" nhờ tài... đạo thơ.

Chưa nói, một hội nghị với rất đông dịch giả được mời, thế nhưng, phần dịch các tham luận được đọc bằng tiếng Anh, tiếng Nga... lại diễn ra hết sức lúng túng, thiếu chuyên nghiệp do thiếu sự chuẩn bị về người dịch.

Hội nghị tiếp thị hay hội thảo văn học?

Mới qua hai lần tổ chức nên một hội nghị bỏ sót hay mời chưa trúng một số đại biểu - dù là chuyện nên rút kinh nghiệm ở lần sau - thì cũng vẫn chưa phải là điều quan trọng nhất.

Quan trọng hơn cả vẫn là cách tổ chức. Đã là hội nghị, thì phải chú trọng hơn phần học thuật, phải chuẩn bị kỹ ta sẽ cần bàn cái gì, cái ta hiện có là gì... một đại biểu của Thụy Điển - bà Anna Gustafsson Chen khi nhìn vào lịch trình hội nghị đã nói với dịch giả Đoàn Tử Huyến: "Tôi chưa thấy một hội nghị quốc tế nào mà lại được... đi chơi nhiều như vậy!".

Trong khi đó, trở về từ Hội nghị quốc tế những người dịch văn học Ba Lan lần thứ hai, dịch giả Lê Bá Thự đưa ra một con số đáng suy nghĩ: Chỉ trong mấy ngày hội nghị, 215 dịch giả đến từ 56 quốc gia - ngoài những phiên họp toàn thể tại hội trường lớn, đã được mời dự 40 cuộc gặp chuyên đề, được tiếp xúc, giao lưu với nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nổi tiếng của Ba Lan, được tiếp xúc với đại diện của nhiều NXB hàng đầu Ba Lan, được thông tin về nền văn học đương đại của Ba Lan - những cây bút mới, những tác phẩm mới...

Lắng nghe những tham luận được đọc trong buổi sáng khai mạc của gần 10 đại biểu, tâm trạng của người dự phần nhiều là... oải. Vì điều được chờ đợi nhất là bàn cách quảng bá văn học VN ra nước ngoài thì hầu như không thấy. Mà phần lớn tập trung ca ngợi vẻ đẹp của nền văn học Việt, hay cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đã qua trong sự giao lưu văn hóa giữa hai nước... "Hội thảo về văn học VN, hơn là hội nghị tiếp thị văn chương VN!" - nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xét. "Đâu phải hội thảo về văn học VN! Về văn học Lào mới đúng!" - dịch giả Đoàn Tử Huyến nói vui về bản tham luận của đại biểu Lào.

Nhưng lỗi không phải ở các bản tham luận, mà là trong khâu chuẩn bị chưa chuyên nghiệp của chúng ta. "Lẽ ra trong thư mời, chúng ta nên cài khéo vào đấy một "đơn đặt hàng" là cần có những bản tham luận, trong đó nói rõ những tác phẩm văn học VN dạng nào thì dễ vào được thị trường của đất nước các bạn nhất, các bạn hiện gặp khó khăn ở khâu nào trong việc dịch văn học VN và cần VN hỗ trợ những gì... Đây, chủ nhà không có lời, khách làm sao biết đường mà nói cho trúng ý chủ!" - ông Nguyên tiếc rẻ.             

 

                                                                        Theo LĐ

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục