Xuân Hinh (trái) trong tiểu phẩm Hề gậy theo thầy - Ảnh: Vân Dũng

Xuân Hinh (trái) trong tiểu phẩm Hề gậy theo thầy - Ảnh: Vân Dũng

Lần đầu tiên một đĩa hề chèo được ra mắt khán giả mà nhân vật chính không ai khác là Xuân Hinh - nghệ sĩ duy nhất có lẽ còn lưu giữ được nhiều ngón nghề hề chèo.

 

Ðĩa Hề chèo Xuân Hinh với ba tiểu phẩm: Thầy bói đi chợ, Thị Mầu lên chùa, Hề gậy theo thầy vừa được phát hành ngày 18-8 với sự tham gia của các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Hà Nội: NSƯT Xuân Hinh, NSƯT Quốc Chiêm, Thu Hằng, Thu Hà... Nhà sản xuất (Công ty Tứ Vân media) cho biết 300 đĩa Hề chèo Xuân Hinh cũng được tặng các vị khách đến dự Ðại hội lần 8 của UNESCO diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-8.

 

Xuân Hinh mê hát dân ca từ nhỏ, nhất là chương trình “Khắp nơi đàn và hát dân ca” của Ðài Tiếng nói Việt Nam phát lúc 11g30 hằng ngày. “Lúc ấy thì ôi thôi, nếu có đang cuốc cày ngoài ruộng tôi cũng bỏ cuốc bỏ cày mà chạy về, nhịn ăn trưa, nhịn uống nước, nhịn rửa chân chứ không thể nhịn nghe hát được. Nghe nhiều đến nỗi tôi thuộc rất nhiều bài dân ca và sau này trở thành diễn viên học việc của Ðoàn Dân ca Bắc Ninh cũng nhờ vào bài Hoa thơm bướm lượn...” - NSƯT Xuân Hinh chia sẻ về niềm yêu dân ca và nghiệp diễn của mình ở buổi khởi đầu như thế.

 

Không đẹp trai nhưng trời phú cho giọng hát tốt, Xuân Hinh rất biết mình: “Khi đang học tại đại học sân khấu điện ảnh, tôi cũng rất muốn được làm kép, nhưng nhìn bạn bè cùng học thấy người ta cao ráo còn mình thì thấp bé, gương mặt cũng không phải vương trượng hay thư sinh gì. Chẳng cần đến các thầy dạy hoặc người ngoài bảo mà tôi tự nhận mình không nên làm kép dù được học đầy đủ để có thể trở thành một kép giỏi”. Rồi anh tìm đến các thầy học các trích đoạn hề Gậy, hề Mồi, Cu Sứt, Tuần ti đào Huế..., chất hài chèo ngấm dần.

 

Khi đã xác định được con đường đi của mình, Xuân Hinh chẳng ngại ngần “chuyên sâu” vào đóng vai hề dù những vai diễn ấy thường chả sinh viên nào muốn học, chả diễn viên nào muốn đóng. Khi tốt nghiệp, chuyển công tác về Nhà hát Chèo Hà Nội, Xuân Hinh cũng chỉ được tin tưởng giao cho các vai hề. Hỏi anh có bao giờ buồn vì lựa chọn ấy, Xuân Hinh còn dí dỏm: “Mặt Xuân Hinh giờ chả hợp với vai chính diện nữa rồi, ví thử có diễn vai chính có khi khán giả lại tưởng là... gián điệp!”.

 

Không chỉ đang dồn sức để làm hề chèo mà Xuân Hinh còn dự định tiếp tục làm đĩa về hát văn, hát xẩm. Bạn diễn nói Xuân Hinh duyên, tài, lại đam mê, hết mình với nghiệp; cũng lại có người bảo Hinh tham lam tiền bạc mà cắm đầu vào làm sô, làm đĩa, làm tả pí lù để có tiền, chả thèm quan tâm đến nghệ thuật dân tộc. Người ta trách thế là bởi không hiểu Xuân Hinh, không biết những dự định anh đã và đang làm. Ðến ngày tháng năm này, liệu còn ai ở đất Bắc lưu giữ được những ngón nghề hề chèo như Xuân Hinh? Câu trả lời chắc chắn là không. Ai hát văn mê mẩn như Xuân Hinh? Chắc cũng ít, dẫu biết rằng mươi năm trước anh đến với hát văn chỉ là đến một cuộc chơi không chính thức, bởi lúc ấy công luận chưa cởi mở với hát văn như bây giờ.

 

Ðằng sau những tiếng cười rộn rã, thậm chí còn bị phê là hơi “quá liều”, Xuân Hinh là người rất dễ mến: tuềnh toàng, xuề xòa, dễ tính và thậm chí quá dân dã. Anh không chỉ gắn bó với bà con thành phố bởi những chương trình hài mang tính chất thời vụ vào các dịp lễ, tết mà còn bởi những đĩa hát xẩm, hát văn của Xuân Hinh được phát hành rộng rãi đến các vùng nông thôn. Thế nên Xuân Hinh nói những vai diễn hài thời vụ chỉ là phần nổi của anh để kiếm tiền, còn phần chìm lại là những làn điệu dân ca mượt mà hay những câu hát xẩm đầy thân phận.

 

 

                                                       Theo TuoiTre

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục