ĐV-TN và nhân dân xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) làm đường dân sinh lên xóm Pheo.

ĐV-TN và nhân dân xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) làm đường dân sinh lên xóm Pheo.

(HBĐT) - Con đường dân sinh dài hơn 1 km dẫn lên xóm Pheo đã hoàn thành. Xóm Pheo không còn cheo leo, cách trở và chắc chắn sẽ chẳng quẩn quanh trong đói nghèo nữa. Cùng với xóm Pheo, đường vào xóm Sào, đường từ xóm ấm sang xóm Kén cũng đã được tu sửa, mở mới. Bộ mặt nông thôn xã Văn Nghĩa với nhiều đổi thay.

 

Xã Văn Nghĩa hiện có 10 xóm, 1.449 hộ dân với 6.593 khẩu. Trong đó, đồng bào công giáo khoảng 300 người (chiếm 5% dân số toàn xã). Tại Văn Nghĩa, đồng bào công giáo sống rải rác ở 6/10 xóm của xã nhưng tập trung đông nhất là tại xóm Mới, Đa và Nang.

 

Đồng chí Bùi Văn Lợi, Bí thư chi bộ xóm Mới cho biết: Xóm Mới có số người công giáo đông nhất xã. Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, đời sống người dân xóm Mới nói chung, đồng bào công giáo trong xóm nói riêng đã có nhiều đổi thay, đi lên. Giáo dân nơi đây một lòng đi theo Đảng, nghiêm túc thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng và tôn giáo. Sống tốt đời, đẹp đạo với tinh thần “kính Chúa, yêu nước”, nhiều năm liền tình hình ANTT xóm Mới ổn định, việc hiếu, hỉ được tổ chức trang trọng, tiết kiệm. Không có sự cấm đoán cưới xin giữa  lương - giáo. Người dân xóm Mới không phân biệt lương - giáo “tối lửa tắt đèn có nhau”, hàng xóm láng giềng thân tình giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. Bà con giáo dân nhiệt tình tham gia vào các hoạt động thôn, xóm.

 

Xác định sự cần thiết của việc củng cố vững chắc mối đoàn kết lương - giáo nên trong nhiều năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Văn Nghĩa đã chú trọng công tác tuyền truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, về công tác tôn giáo. Đồng thời, xã đặc biệt quan tâm, chăm lo, động viên đồng bào công giáo; tạo điều kiện cho đồng bào công giáo lao động sản xuất phát triển kinh tế và hướng dẫn đồng bào sinh hoạt văn hóa tâm linh đúng theo các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Đảng ủy, chính quyền xã đã chủ động tăng cường phối hợp, giao lưu với các giáo xứ, giáo họ để kịp thời nắm bắt tư tưởng, tình hình giáo dân; từ đó xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo AN-QP địa phương cho phù hợp.

 

Làm tốt công tác dân vận, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân nói chung, giáo dân nói riêng, Đảng ủy, chính quyền xã đã chủ động xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong đời sống nhân dân, đảm bảo ANTT trên địa bàn luôn được giữ vững.

 

Phát huy thế mạnh trong trồng trọt và chăn nuôi, hiện nay, xã đang duy trì diện tích gieo trồng cây lương thực gần 900 ha với hai cây trồng chủ yếu là lúa, ngô với tổng sản lượng gần 3.000 tấn/năm. Xã cũng chú trọng phát triển đàn trâu, bò với trên 1.000 con, đàn gia cầm hơn 25.000 con và duy trì được trên 900 đàn ong. Từng bước nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2012 đã đạt 11,5 triệu đồng, toàn xã có trên 76% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

 

Phát huy những kết quả đã được, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã khẳng định: Hiện nay, Đảng ủy và chính quyền xã Văn Nghĩa đang tiếp tục chú trọng tuyên truyền, vận động để củng cố khối đoàn kết dân tộc nói chung, trong đó có đoàn kết lương  - giáo nói riêng. Đây sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng để xã hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm 2013 là nâng mức thu nhập bình quân theo đầu người lên 13 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12% và trên 80% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Đảng bộ xã phấn đấu năm 2013 sẽ là năm thứ 3 liên tục đạt TS-VM tiêu biểu của huyện Lạc Sơn.

 

 

                                                                                Dương Liễu

 

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục