Nhiều hộ dân ở TPHB vẫn còn giữ nếp nhà sàn truyền thống

Nhiều hộ dân ở TPHB vẫn còn giữ nếp nhà sàn truyền thống

(HBĐT) - Từng ngày đổi thay, vươn lên phát triển cùng đất nước, thành phố Hoà Bình đã trở thành mảnh đất lành cho 9 dân tộc anh em cùng đoàn kết sinh sống. Với gần 30% dân số là người Mường, người Dao…thành phố Hoà Bình vẫn còn lưu giữ được các giá trị văn hoá truyền thống khá nguyên vẹn. Tất cả xuất phát từ tình yêu, niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân.

 

Thành phố Hoà Bình có 15 xã, phường, một số địa bàn tập trung đông đồng bào dân tộc sinh sống như: Yên Mông, Thái Thịnh, Hoà Bình, Dân Chủ, Sủ Ngòi…. Mỗi địa phương với những bản sắc riêng, đang cùng nhau trân trọng lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống. Nếu như Thái Thịnh được biết đến với những ngôi nhà sàn cổ truyền thống, Dân Chủ nổi tiếng với dàn cồng chiêng, thì Yên Mông lại được biết đến bởi phong trào hát dân ca sôi nổi. Bao trùm lên những nét riêng nổi bật đấy, mỗi người dân đều tự giác ý thức trách nhiệm bảo tồn văn hoá  dân tộc truyền thống cha ông mà đã để lại.

 

Văn hoá truyền thống biểu hiện sôi nổi nhất trong các dịp lễ hội, đám cưới, đám ma. Chuẩn bị cho ngày hội, mỗi chị em đều sắm cho mình một bộ váy áo trang phục truyền thống, xúng xính xà tích. Bữa cơm, bữa cỗ của người dân bây giờ đã có xu hướng tìm về truyền thống với cỗ lá, xôi nương đồ…. Mỗi xã duy trì thường xuyên hoạt động của 3 – 4 đội cồng chiêng, biểu diễn phục vụ nhân dân trong ngày hội làng. Trong các ngày hội, giao lưu thể thao không thể thiếu bắn nỏ, tung còn, đẩy gậy, kéo co…. Hội diễn văn nghệ thì yêu cầu bắt buộc là phải có 40% số tiết mục là các tiết mục dân ca, múa hát bằng tiếng dân tộc như Mường, Thái, Dao…. Trang phục biểu diễn được ưu tiên lựa chọn hàng đầu là trang phục dân tộc truyền thống. Phong tục ma chay, cưới xin đã có sự giảm lược hủ tục và giữ lại những nét đẹp văn hoá. Lễ vật nhà trai mang sang nhà gái xin dâu thì nhất thiết phải có đôi gà đẹp nhất chuồng, cô dâu về nhà chồng phải có chăn gối làm quà cho ông bà họ hàng. Và vai trò của bà mối vẫn được đề cao, nhà trai không thể thiếu “khoanh bí” tạ lễ bà mối vì đã có ơn se duyên cho đôi trẻ.

 

Điều đặc biệt là trên địa bàn phường Thái Bình và xã Thống Nhất đã xuất hiện 4 thầy mo dưới 50 tuổi có khả năng mo thành thạo những bài mo truyền thống. Xã Dân Chủ thì có đội cồng chiêng với các cháu học sinh đang học cấp II, III có thể biểu diễn nhuần nhuyễn. Điểm nhấn, điểm đến hội tụ khá đầy đủ biểu hiện văn hoá Mường trên địa bàn thành phố hiện nay là “Không gian văn hoá Mường” ở phường Thái Bình, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008. Nơi đây đã trở thành điểm thăm quan thú vị của du khách trong nước và quốc tế khi muốn tìm hiểu, tiếp cận với văn hoá Mường.

 

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, đồng chí Lưu Trung Thép – Phó phòng VH – TT thành phố cho biết: “Việc truyền dạy lại các giá trị văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ có ý nghĩa quyết định trong việc bảo tồn văn hóa. Khi con em chúng ta đã yêu thích, đam mê, lúc đó các cháu mới thực sự có ý thức lưu giữ và phát huy. Do đó, phòng VH – TT đã thí điểm mở lớp học đánh cồng chiêng cho trẻ em tại xã Dân Chủ, lớp học hát dân ca tại xã Yên Mông. Lớp học thành công là cơ sở để chúng tôi nhân rộng mô hình này trên địa bàn thành phố”. Cùng với dạy cồng chiêng thì phục dựng “Tết nhảy” người Dao ở xóm Đồng Chụa, xã Thống Nhất là hướng đi rất đúng đắn mà phòng VH – TT đã triển khai. Bắt đầu tiến hành phục dựng từ năm 2007, giờ đây việc tổ chức “Tết nhảy” đã diễn ra khá sôi nổi, bài bản, giản lược nhiều hủ tục rườm rà.

 

Hiện nay, Phòng VH – TT thành phố đang tiếp tục mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ văn hoá xoay quanh vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Đồng thời, cử chuyên viên am hiểu và say mê văn hoá xuống các địa bàn dạy đánh cồng chiêng, dân ca. Công tác phục dựng các thiết chế văn hoá cũng được chú trọng, tạo điểm sinh hoạt văn hoá tâm linh phù hợp với nguyện vọng nhân dân.

                                                                           

  Dương Liễu

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục