(HBĐT) - Theo thống kê của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, 9 tháng năm 2015, toàn tỉnh ước giải quyết việc cho 11.900 lao động, đạt 74,4% so với kế hoạch tỉnh giao.

Dấu ấn xã NTM Yên Lạc

(HBĐT) - Xác định rõ trách nhiệm của xã được chọn làm điểm của huyện Yên Thuỷ về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, với bước đi có lộ trình, vừa đảm bảo tính khẩn trương, đồng bộ, vừa đảm bảo tính ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, Chương trình xây dựng NTM ở xã Yên Lạc đã thu được kết quả khá toàn diện. Đến nay, sau 5 năm thực hiện, xã đã cơ bản đạt được 19/19 tiêu chí.

Lạc Thuỷ:
Hiệu quả từ mô hình kinh tế trang trại

(HBĐT) - Với nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu và thị trường, nhiều năm qua, Lạc Thuỷ chú trọng phát triển mô hình kinh tế trang trại và đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Lạc Thuỷ phát triển diện tích cây ăn quả giá trị cao

(HBĐT) - Đến thời điểm này, huyện Lạc Thuỷ đã có 331,5 ha cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, đứng đầu là diện tích cam với 220 ha, kế đó là bưởi 45 ha, thanh long 29 ha, nhãn ghép 25 ha và chanh đào 12,5 ha. Cây ăn quả phát triển chủ yếu trên đất màu, đất vườn và một phần trên đất đồi thấp đã khai thác tiềm năng đất đai, nguồn lao động nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ.

18 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư

(HBĐT) - Trong 9 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh có 18 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, riêng trong các Khu công nghiệp có 6 dự án. Trong đó, có 2 dự án FDI với vốn đăng ký là 1 triệu USD; 16 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký là 826 tỷ đồng. So cùng kỳ, số dự án FDI giảm 01 dự án, số dự án đầu tư trong nước tăng 5 dự án.

Giá trị công nghiệp 9 tháng đạt trên 15.670 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Sở KH-ĐT, chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm trên toàn địa bàn tỉnh ước đạt 15.673 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 81,63% kế hoạch năm. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp không tính Công ty Thủy điện Hòa Bình ước đạt 6.937 tỷ đồng, tăng 18,47% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 75% kế hoạch năm.

Phát triển công nghiệp, ưu tiên các lĩnh vực có lợi thế

(HBĐT) - Công nghiệp Hòa Bình là một trong những lĩnh vực mũi nhọn được tỉnh ta tập trung thúc đẩy trong suốt nhiều năm qua. Tân dụng, phát huy nhiều lợi thế tạo đà đưa công nghiệp Hòa Bình cất cánh đã được thể hiện rõ độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt trên 18,2%/năm, trong suốt 5 năm qua.

Khuyến khích chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh

(HBĐT) - Ở vào thời điểm những năm 2012 – 2013, trên địa bàn huyện Lương Sơn xảy ra dịch tai xanh ở lợn và cúm trên đàn gia cầm. Trong khi tình hình tiêu thụ gia trại của nhân dân vùng dịch bị ngưng trệ, nghiêm cấm không được bán ra ngoài thì các cơ sở chăn nuôi, trang trại của huyện nhờ có giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đảm bảo nên vẫn thuận lợi xuất ra thị trường ngoại tỉnh.

Toàn tỉnh phát triển thêm 400 lồng nuôi cá

(HBĐT) - Tính đến tháng 9/2015, toàn tỉnh duy vẫn duy trì ở mức 2.500 ha nuôi trồng thủy sản, trong ao hồ nhỏ. Thống kê, các địa phương đã phát triển đạt 2.100 lồng nuôi cá, tăng 400 lồng so cùng kỳ năm 2014.

Ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

(HBĐT) - Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh ta bắt đầu thực hiện từ năm 2014 với định hướng xuyên suốt là nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đây thực chất là quá trình tạo ra sự thay đổi trong từng lĩnh vực của ngành, hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa (SXHH) tập trung với quy mô hợp lý, đạt hiệu quả cao dựa trên nền tảng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại.

Huyện Cao Phong huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng

(HBĐT) - Huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong những giải pháp quan trọng để huyện Cao Phong tăng cường cơ sở vật chất thiết yếu như giao thông, thuỷ lợi, điện, trạm y tế, trụ sở, trường học, tạo nền tảng cho phát triển KT -XH, đảm bảo AN -QP trong những năm qua và các năm tiếp theo.

Toàn tỉnh có 17 trại nuôi lợn nái và hậu bị

(HBĐT - Theo thống kê sở NN&PTNT, tổng đàn lợn trên địa bàn toàn tỉnh hiện đạt gần 350.000 con. Toàn tỉnh đã phát triển được 17 trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị, cung cấp hơn 150.000 lợn giống/năm và 19.000 lợn hậu bị/ năm.

Chuyển giao KHKT cho trên 318.500 lượt nông dân

(HBĐT) - Giai đoạn 2011 – 2015, Hội Nông dân tỉnh đã tăng cường phối hợp với các ngành thực hiện hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.

Thành phố Hòa Bình mở 5 lớp dạy nghề cho người lao động

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình vừa mở các lớp dạy nghề cho người lao động tại địa bàn các phường, xã với tổng số kinh phí là 162 triệu đồng, trong đó người lao động được học các nghề như may, thêu, chổi chít, máy hàn, máy tiện, khoan, cắt… và được cung cấp các nguyên vật liệu để các học viên được thực hành trên các sản phẩm thực tế. Có 85 người được tham gia các lớp học này.

Hành khách được mua hàng miễn thuế trên chuyến bay đến Việt Nam

(HBĐT) - Từ ngày 1/11/2015, hành khách được mua hàng miễn thuế trên tàu bay của hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, đang thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam.

Điều kiện kinh doanh bất động sản

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.

Huyện Lạc Sơn tập trung các nguồn lực xóa đói, giảm nghèo

(HBĐT) - Trở lại xã Liên Vũ (Lạc Sơn), chúng tôi ngạc nhiên trước những đổi thay nhanh chóng của vùng đất này. Đồng chí Bùi Văn Giang, Chủ tịch UBND xã cho biết: Những năm qua, xã tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ KH -KT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, phát triển đa dạng ngành nghề, nắm bắt thị trường, giúp nhau phát triển kinh tế.

Huyện Kim Bôi hướng đến nền sản xuất nông nghiệp chất lượng cao

(HBĐT) - Tập trung dồn điền - đổi thửa, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao... Đó là những bước đi hiệu quả huyện Kim Bôi đã thực hiện nhằm tạo đà bứt phá hướng đến xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao và phát triển bền vững.

Xây dựng huyện Lương Sơn thành vùng động lực kinh tế của tỉnh

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Dậu, Bí thư Huyện uỷ Lương Sơn cho biết: Trong giai đoạn 2010 - 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn đã phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động khai thác các tiềm năng, lợi thế, vượt qua khó khăn hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra.

Kỳ Sơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ

(HBĐT) - Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2015 huyện Kỳ Sơn đạt mức tăng trưởng bình quân 12,6%, trong đó, nông - lâm nghiệp chiếm 28,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 36,84%, dịch vụ chiếm 33,34%. ước năm 2015, tổng giá trị sản xuất CN -TTCN toàn huyện đạt 1.000 tỉ đồng, tăng 69% so với năm 2010; tổng giá trị doanh thu thương mại, dịch vụ đạt 376 tỉ đồng, tăng 34% so với năm 2010.

Cao Phong tự tin thực hiện mục tiêu trở thành huyện phát triển khá của tỉnh

(HBĐT) - Sau hơn 10 năm chia tách, từ một huyện nghèo, đến nay, Cao Phong đã có những bước tiến quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 13%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông - lâm, ngư nghiệp từ 72% năm 2002 giảm xuống 46%; CN-TTCN, xây dựng từ 18% tăng lên 25%; du lịch, dịch vụ từ 10% tăng lên 27%.

Thành phố Hòa Bình phấn đấu trở thành đô thị loại II

(HBĐT) - Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý đô thị, tập trung đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT -XH là những vấn đề then chốt mà TP Hòa Bình phấn đấu thực hiện để trở thành đô thị loại II vào năm 2020.

Huyện Mai Châu phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Để phát huy những lợi thế của địa phương, huyện Mai Châu tập trung nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng để nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, đồng thời gắn với xây dựng nông thôn mới.

Huyện Đà Bắc:
Ưu tiên nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh, có 5 dân tộc cùng sinh sống với dân số gần 55.000 người, dân tộc thiểu số chiếm 89%, trong đó, dân tộc Tày khoảng 41,%, dân tộc Mường 34%, dân tộc Dao 13%. Đà Bắc hiện có 14/20 xã, thị trấn trong diện đặc biệt khó khăn. Cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm trên 43% tỷ trọng. Hơn 80% dân số sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp.