(HBĐT) - Đến "xứ trầm hương” khi vừa kết thúc một đợt mưa bão. Đầu giờ chiều, mưa dứt hẳn, men theo dòng sông Cái, tôi tìm đến khu tháp cổ linh thiêng, nơi mà tôi luôn nghĩ sẽ đặt chân đến đầu tiên khi tới đây. Nắng đã lên và nhuộm vàng dòng sông Cái. Hình ảnh núi Cù Lao và tháp Bà Ponagar in bóng trên sóng nước lung linh.

Năm Sửu nói chuyện trâu

(HBĐT) - Trâu - con vật gắn liền với đời sống người nông dân Việt Nam, từ lúc gà chưa gáy sáng, con trâu đã cùng nông dân ra đồng, nào cày, nào bừa… con trâu đảm nhận phần lớn công việc nặng nhọc của nhà nông... Chưa hết, hình ảnh trâu còn gắn liền với bao sự kiện trong cuộc đấu tranh của dân tộc ta.

Tết của người Việt ngày xưa

(HBĐT) - Phong tục đón Tết của người Việt xưa diễn ra bình dị, vui vẻ, hòa đồng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Tết của người Việt là sự giao hòa giữa ước mơ và hiện thực.

Tạm dừng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

(HBĐT) - Thông thường, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán là thời điểm các lễ hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao sẽ đồng loạt diễn ra, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, đời sống tinh thần của Nhân dân, tạo không khí phấn khởi, vui tươi ở khắp các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, để thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các hoạt động tập trung đông người như trên phải tạm dừng.

Xã luận: Dệt nên những mùa xuân mới

(HBĐT) - Xuân Tân Sửu đã tới. Trong không khí rạo rực ngày xuân, đào khoe sắc thắm, cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc, mừng Đảng ta tròn 91 Xuân, mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp, lòng người hân hoan, niềm vui được nhân lên trên khắp quê hương Hòa Bình thân yêu.

Đình Mường Hòa Bình trên đại ngàn Tây Nguyên

(HBĐT) - Trong lịch sử người Mường ở Hòa Bình chưa có tiền lệ di cư tập thể như các cuộc thiên di của các dân tộc khác, từ gia đình nhỏ đến mường lớn đều định cư. Người Mường Hòa Bình di cư vào Tây Nguyên do nhiều nguyên cớ nhưng một  điều chắc chắn là khi phải bỏ nơi "chôn nhau, cắt rốn”, đất đai của tổ tiên họ không khỏi lưu luyến. Trong hành trang đi tới đất mới, thứ quý giá nhất của đồng bào Mường chính là hai tiếng thiêng liêng: Đình làng.

Thú vui ấm thực bên dòng sông Đà Giang

(HBĐT) - Vốn là tuyến đê ngăn những dòng nước hung dữ của dòng sông Đà vào mùa mưa lũ, năm 2015, Dự án mở rộng mặt đê Đà Giang kết hợp làm đường giao thông hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tạo cho TP Hòa Bình diện mạo mới.

Tự hào "Hòa Bình" - Miền sử thi

(HBĐT) - Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong không khí phấn khởi, vui tươi đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, một sự kiện văn hóa - du lịch quan trọng của tỉnh đã diễn ra giữa lòng Thủ đô Hà Nội với chủ đề "Hòa Bình - Miền sử thi". Ngày hội tô thắm thêm bản sắc văn hóa dân tộc, bồi đắp niềm tự hào về cảnh sắc thiên nhiên và tình đất, tình người quê hương Hòa Bình.

Đi tìm gốm cổ để nghe tiếng “thì thầm” của thời gian

(HBĐT) - Vùng đất Hòa Bình xưa không có lò gốm nào, cũng chẳng có cuốn sách nào viết về gốm cổ ở Hòa Bình. Thế nhưng, theo chị Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, trong quá trình làm việc, tiếp xúc với các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật ở Hòa Bình, Hà Nội, chị đã được nghe một thông điệp là có tới 1/3 số cổ vật gốm của các nhà sưu tập tư nhân tại Hà Nội có nguồn gốc từ Hòa Bình...

Nét văn hóa ẩm thực xứ Mường

(HBĐT) - Hòa Bình không chỉ được biết đến là cái nôi văn hóa Mường mà còn nức tiếng bởi những món ăn ngon, mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Nếu ai đã từng được thưởng thức ẩm thực xứ Mường, chắc chắn sẽ luyến nhớ dư vị vô cùng hấp dẫn của nó.

Phố Bờ xưa ký ức và thực tại

(HBĐT) - Lâu rồi, có dễ đã hàng chục năm, tôi mới lại có dịp ngược hồ thuỷ điện cho hết địa phận của tỉnh Hoà Bình và sang tới tận Sơn La. Chuyến điền dã sáng tác, quảng bá du lịch vùng hồ Hòa Bình có sức hút lớn đối với hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh và hàng chục hoạ sỹ ở Thủ đô Hà Nội tham gia. Anh em văn nghệ sỹ, báo chí dù mới gặp lần đầu nhưng tỏ ra thân mật, chuyện nở như ngô rang để rồi bùng nổ những trận cười đến nghiêng ngả hồ nước xanh.

Đắm say điệu Khắp Tày

(HBĐT) - Vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, dịp lễ hội, trên các bản làng dân tộc Tày lại vang lên những điệu múa, lời ca truyền thống và không thể thiếu các làn điệu khắp Tày. Những lời ca mộc mạc, dung dị hòa quyện với âm thanh du dương của tiếng sáo ôi, khèn bè, đàn tính, tạo nên bản nhạc ngọt ngào, sâu lắng làm say lòng người.

Trà thơm

(HBĐT) - Chín giờ sáng mà sương mù vẫn đặc phố. Hùng định pha một ấm trà thật ngon trước khi ngồi vào bàn đang chất đống giấy tờ. Cái thứ "doping” chát sánh đến quặn ruột này có thể vắt kiệt sức vóc, trí não để chiết xuất ra những ý tưởng cho một kịch bản truyền hình, một bài báo chất lừ. Ấy thế mà, cái lọ đựng trà sạch nhẵn, mấy gói trà bọc giấy bạc vàng ánh thì hết hạn sử dụng. Hùng nhìn bình nước nóng đang sôi réo mà tưng hửng.

Lắng nghe mùa xuân về!

(HBĐT) - Những ngày cuối cùng của năm Canh Tý đang dần trôi qua. Cầm trên tay tờ lịch cũ, đếm ngược giờ đồng hồ để chào đón xuân Tân Sửu 2021 là việc nhiều người dân đã, đang làm để hướng tới một năm mới bình an, suôn sẻ với những ước nguyện, kỳ vọng mới.

Trốn xuân Trên La Pán Tẩn

(HBĐT) - Là xã xa xôi ở Mù Cang Chải (Yên Bái), La Pán Tẩn nằm ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển, ở vị trí cao nhất của đèo Khau Phạ. Và đèo Khau Phạ được mệnh danh là một trong "tứ đại đỉnh đèo" vùng Tây Bắc. Đây là nơi đón nhiều khách du lịch trải nghiệm không khí ngày xuân ở một vùng đất xa lạ, hoang sơ trên "đỉnh trời”.

Ký ức Tết xưa trên quê hương

(HBĐT) - Mùa xuân mang hơi thở, không khí và diện mạo của Tết. Tết là thời điểm cuối đông chớm xuân, cũng bởi tiết trời đó, đối với mỗi người, Tết luôn mang trong mình một nét truyền thống, một dấu ấn khó phai. Có lẽ trong một năm, những ngày Tết được mong chờ nhiều nhất. Chính vì thế mà ở quê, những ngày Tết thực sự là những ngày thiêng liêng nhất, vui vẻ nhất trong năm. Mẹ tôi vẫn bảo, khi năm cũ sắp qua, năm mới đang gõ cửa từng nhà, không khí trở nên gấp gáp hơn, lòng người cũng tất bật hơn. Cảnh vật, con người những ngày giáp Tết thật chộn rộn, cây cối xanh tươi hơn, nảy lộc, đâm chồi, con người trở nên vội vã để đón những điều mới mẻ đang ở phía trước.

Dạo chơi trong thung lũng đào Nước Hang

(HBĐT) - Trước xóm có tên là Lũng Hang, nay sáp nhập với xóm Hang Nước thành xóm Nước Hang, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình). Nhưng bà con nơi đây vẫn thường gọi xóm là Làng Hoa, Lũng Hoa bởi mỗi độ xuân về, hoa đào bung nở, cả thung lũng như bừng tỉnh, thay áo mới. Từ đường QL6, rẽ vào hơn 2km, dần mở ra trước mắt chúng tôi là cả một thung lũng hoa đào với hàng vạn gốc đào khoe sắc, càng vào sâu trong xóm càng là bạt ngàn hoa đào.

Tự hào chữ Mường

(HBĐT) - Cùng các thầy, cô giáo trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, chúng tôi có cơ hội được tham gia điều tra, khảo sát tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa và nhu cầu học tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường của hơn 800 người dân thuộc 4 Mường lớn Bi – Vang – Thàng – Động. Thật đáng trân trọng gần 100% cán bộ, công chức cấp xã, huyện, giáo viên từ bậc mầm non đến THPT, HSSV, Nhân dân, người lao động được hỏi đều có chung câu trả lời là mong muốn được học chữ Mường, được tìm hiểu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Mường.

Ấn tượng trang phục người Dao

(HBĐT) - Đồng bào dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh gồm Dao tiền và Dao quần chẹt, sinh sống tại các huyện:Kim Bôi, Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn và thành phố Hòa Bình với 44 bản Dao, trên 17.000 người. Ngoài những lễ hội đặc sắc như tết nhảy, cấp sắc, cầu mùa, tạ mả…, đồng bào dân tộc Dao còn lưu giữ tinh hoa văn hóa độc đáo trên những bộ trang phục truyền thống.

Đặc sắc trò chơi dân gian ngày xuân

(HBĐT) - Mỗi độ Tết đến, xuân về, cùng với các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ, ẩm thực thì các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian luôn là điểm nhấn hấp dẫn, tạo sự quan tâm của người dân. Việc tổ chức các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian truyền thống trong các dịp lễ, Tết tạo không khí vui tươi, phấn khởi gắn kết cộng đồng, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Rộn ràng chiêng Mường

(HBĐT) - Trong tâm thức của mỗi người con quê hương Hòa Bình, chiêng Mường đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần. Trong không khí vui tươi, rộn ràng của những ngày đầu xuân năm mới, khắp nơi vang vọng tiếng chiêng lúc thì nhịp nhàng, trầm bổng, khi thì sôi động, hào hùng.... Chiêng được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người dân tộc Mường, đặc biệt không thể thiếu trong các lễ hội xuân.

Khao Roi -lịch cổ độc đáo của người Mường

(HBĐT) - Đầu xuân năm mới, những giọt sương mai long lanh đậu trên những lộc xanh mới nhú, nhâm nhi chén trà xuân mỗi người tự dành cho mình chút thư thả sau một năm bươn trải vì cuộc sống. Có lẽ mọi người nghĩ đến tương lai, song nghĩ về quá khứ cũng là cách hay để cùng hướng tới tương lai. Cứ tuần tự sau 12 tuần trăng người Việt – Mường lại đón xuân mới, kết thúc một chu kỳ sản xuất đã qua, bắt đầu một chu kỳ sản xuất mới. Để biết được điều này, người xưa đã căn cứ vào quy luật của tự nhiên để làm ra lịch. Với người Mường, lịch Khao Roi là một di sản văn hóa kết tinh tri thức dân gian bản địa phục vụ cho cuộc sống sinh tồn trước đây cũng như canh tác nông nghiệp cho đến ngày nay.

Đặc sắc Mo Mường

(HBĐT) - Khi những nụ hoa đào ở vùng Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) bắt đầu chúm chím thì nghệ nhân mo Bùi Văn Lựng lại bận rộn chuẩn bị mũ, áo đi khắp làng trên, xóm dưới để làm lễ tại các gia đình. Trong ngôi nhà sàn truyền thống, ông giới thiệu đồ nghề hành lễ được để nơi trang trọng gần cửa voóng. Ngày Tết, các gia đình trong vùng thường mời thầy mo đến khấn lễ báo cáo với tổ tiên về một năm đã qua, cũng như mong một năm mới tốt đẹp. Với thầy mo Bùi Văn Lựng, khấn lễ ngày Tết thực tế là khấn bàn thờ tổ tiên, thổ địa, bắt đầu từ khoảng 25 tháng chạp đến mùng 5 Tết.