Đồng chí Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh (người mặc trang phục dân tộc Mường)  giới thiệu hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh.

(HBĐT) - Công tác trong ngành văn hóa, học tập, nghiên cứu và tuyên truyền nhiều về văn hóa nên với họ, bất cứ cái gì thuộc về văn hóa cũng quan trọng. Xác định rõ: bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa (bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể) là sứ mệnh của chính mình, họ luôn hết lòng vì công việc chỉ với một mong muốn gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa cho muôn đời sau.

Tượng đài Bác Hồ - Những ngày xuân về

(HBĐT) - Sau những ngày rét đậm, ngày đầu xuân Ất Mùi, nắng vàng trải dài trên những ngọn đồi và dòng sông Đà một màu nước trong xanh. Con sông Đà ngọn nguồn của vùng quê “Đẻ đất, đẻ nước” vẫn miệt mài dẫn nước về đồng bằng Bắc Bộ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Những đêm hát ở Mường Bi

(HBĐT) - Ngay từ đầu năm 2015, trên vùng đất Mường Bi (Tân Lạc) đã có nhiều hoạt động văn nghệ quần chúng “Mừng Đảng - mừng xuân” có ý nghĩa. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện chia sẻ: Tân Lạc có truyền thống về phong trào văn nghệ quần chúng; mỗi xã, thị trấn, ngành, đoàn thể, trường học đều thể hiện được bản sắc riêng của mình trong gây dựng phong trào.

Liên hoan văn nghệ chào mừng 60 năm ngày thầy thuốc Việt Nam

(HBĐT) - Tối 26/2, tại Cung văn hoá tỉnh, Công đoàn ngành Y tế đã tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng 60 năm ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 -27/2/2015).

Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2015

(HBĐT) - Ngày 26/2 (tức ngày 8 Tết Ất Mùi) huyện Tân Lạc đã tổ chức Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2015. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND các huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh.

Lễ hội Đình Cổi và Đình Xàm xuân Ất Mùi 2015

(HBĐT) - Ngày 26/2 (mùng 8 tháng giêng âm lịch), tại xã Bình Chân, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức Lễ hội Đình Cổi xuân Ất Mùi 2015. Tới dự lễ hội có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Lạc Sơn, đông đảo du khách thập phương và nhân dân trong huyện.

Tết ở ven đô

(HBĐT) - Tết đến rồi, nếu ai đó muốn hòa mình vào không khí tươi vui, ấm áp hương xuân, thấm đẫm tinh thần cộng đồng hãy về với các xã ven đô. Đó là lời nhắn nhủ của những cán bộ làm công tác quản lý văn hóa của TPHB. Bởi hơn ai hết họ là những người hiểu rõ phong tục tập quán, nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của người dân ở từng vùng, từng cụm dân cư trên địa bàn.

Gió Mường Bi

(HBĐT) - Dẫu mới đặt chân tới đất Mường Bi (Tân Lạc) chừng mươi lần, mục đích của mỗi chuyến đi khác nhau và thường chỉ lưu lại đó một ngày trọn vẹn nhưng đất và người nơi đây đã vun đắp cho tôi những cảm xúc đẹp. Từ “yêu”, đến “tin”, tôi tin rằng ở dải đất Mường Bi luôn có một làn gió thoảng mong manh hơn dải lụa mềm nhưng mang theo những điều kỳ diệu là cốt cách văn hóa, nét đặc trưng của người Mường Bi thổi tràn từ nơi này đến nơi khác, đời này qua đời khác và cho đến hôm nay.

Nhiều địa phương trong tỉnh tổ chức khai hội đầu năm

(HBĐT) - Ngày 24/2 (mùng 6 Tết âm lịch), tại sân vận động xã Dũng Phong (Cao Phong) đã diễn ra lễ khai mùa Mường Thàng. Khoảng 8.000 người dân trong xã, trong vùng đã đến tham dự.

Hân hoan chào đón xuân Ất Mùi

(HBĐT) - Cùng với cả nước, mùa xuân đã hiện hữu trên từng con phố, trong mỗi nhà và mọi người dân Hòa Bình. Xuân sang mang theo hơi ấm của tình người, lòng người cởi mở chào đón một năm mới an lành và may mắn. Với việc được nghỉ Tết sớm từ ngày 27 âm lịch, công việc chuẩn bị Tết không còn hối hả, tất bật như mọi năm. Trên những tuyến đường trang hoàng rực rỡ cờ hoa, không còn những dòng người vội vã, hối hả ngày cuối năm mà có cảm giác người đi sắm Tết cũng là đi chơi Tết, ngắm Tết. Thời tiết cũng chiều lòng người, trong cả kỳ nghỉ Tết, nắng ấm chan hòa càng làm bừng lên cảnh sắc và những gương mặt rạng rỡ du xuân.

Trả lời bạn đọc:
Quy định mức xử phạt hành chính đối với vi phạm các quy định về nếp sống văn hóa

Ông Bùi Ngọc Cư (Lạc Sơn) hỏi: Xin quý báo cho biết, cá nhân, tổ chức vi phạm những quy định về nếp sống văn hóa có bị xử phạt hành chính không? Nếu có, mức xử phạt được quy định như thế nào?

Nét đẹp hội làng ngày Tết

(HBĐT) - Khi đất trời còn nồng nàn hương vị Tết, sắc xuân còn vương trên mỗi nếp nhà, từng ngõ xóm thì làng trên, xóm dưới lại náo nức trong không khí của hội làng.

Hương vị quê nhà

(HBĐT) - Cô bạn tôi là người Hà Nội gốc, dịp Tết năm ngoái cô cùng theo một người bạn du xuân lên Hoà Bình được vào chơi nhà một người quen trong bản, bữa đó, được thưởng thức các món ăn truyền thống của người bản xứ đã tạo cho cô một ấn tượng khó quên về những hương vị độc đáo của ẩm thực đất Mường. Những ngày cận Tết năm nay, chưa đợi đến chúng tôi mời gọi cô đã “a lô” hẹn hò: Tết này tớ lên, lại đưa tớ đi thưởng thức đặc sản dân tộc nhé!

Khai hội Chùa Tiên năm 2015

(HBĐT) - Ngày 22/2 (tức ngày mùng 4 Tết), huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ khai hội chùa Tiên, xã Phú Lão năm 2015. Tới dự có đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Bùi Văn Cửu, Nguyễn Văn Chương.

Tết Việt trong tâm hồn người xa xứ

(HBĐT) - Khi những ngày Tết cổ truyền đã cận kề, nghĩ về không khí ấm áp, sum vầy ở mỗi gia đình tôi chợt thấy tò mò: không hiểu những người con của đất Việt khi xa xứ họ có nhớ về ngày Tết cổ truyền của dân tộc? Họ đón Tết như thế nào? ý nghĩ ấy làm tôi liên tưởng đến câu thơ chứa đựng nhiều cảm xúc và chân lý của nhà thơ Chế Lan Viên “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” và một câu nói vẫn thường nghe “là người con của đất Việt, dù đi đâu, về đâu vẫn hướng về quê mẹ”... và tôi đã tự tìm cho mình được câu trả lời.

Xuân sớm bản Mông

(HBĐT) - Cứ độ hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng, sương núi giăng đầy khắp bản cũng là lúc xuân về trên các bản Mông. Bà con người Mông ở 2 xã Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) thường đón Tết sớm hơn dưới xuôi độ một tháng. Gác công việc bận rộn thường ngày ngược Thung Khe lên Pà Cò để đón Tết là thú vui của nhiều người.

Phong tục nhuộm răng đen của phụ nữ dân tộc

(HBĐT) - Trong cái nắng hanh hao cuối năm, trong tiếng cười nói rộn ràng những ngày giáp Tết, chúng tôi đã có mặt tại chợ vùng cao Mường Chiềng (Đà Bắc). Chợ vùng cao là phiên chợ màu sắc sặc sỡ của khăn áo, màu tươi ngon của thực phẩm, màu ửng hồng trên đôi má những bé thơ và màu đen nhánh của nụ cười các bà, các mẹ vui mừng gặp nhau ngày chợ.

Tết Mường xưa -một ký ức còn hiện hữu

(HBĐT) - Đối với người Mường, Tết Nguyên đán là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm. Có một điều đặc biệt, trong Tết, mọi người dân được nói lên ý kiến của mình về việc Mường, kể cả những ý kiến chỉ trích nhà lang. Đặc biệt hơn, khi trong một xã hội cổ truyền có tính đẳng cấp nghiêm ngặt nhưng trong những ngày Tết, người dân có quyền ép rượu nhà lang và không bị coi là phạm thượng. Đó những điều mà không phải ai cũng biết. Điều đó chỉ còn tồn tại ở những miền ký ức không còn hiện hữu và chỉ được khơi gợi lại bên bếp lửa bập bùng...

Giai điệu Mường Vang

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, cùng với bao bận rộn chuẩn bị đón Tết, xóm trên, bản dưới ở xã vùng cao Tự Do, huyện Lạc Sơn lại rộn ràng với các tiết mục văn nghệ cho hội xuân hàng năm ở xóm Kháy...

Mải mê theo tiếng khèn gọi

(HBĐT) - Thú thực, tôi không rành lắm về âm nhạc. Với âm nhạc dân tộc thì lại càng không. Vậy mà lạ, tiếng khèn bè réo rắt của ông Khà Văn Ư, xóm Nà Phòn, xã Nà Phòn (Mai Châu) như một chất men say. Cứ dìu dặt, thiết tha đưa hồn người phiêu lãng với núi, với rừng trong màn sương chiều bảng lảng.

Thú chơi chim

(HBĐT) - “Chơi chim - thú chơi bậc quân vương giờ đã thành trào lưu, thu hút ngày càng đông đảo người dân trong tỉnh. Dân chơi chim, miệt mài theo đuổi dáng hình chim. Đâu có chim hay, chim tốt tìm đến bằng được, chí ít là để ngắm, để nhìn. Một ngày không thấy chim, nghe chim hót trống trải vô cùng. Chim ốm, người ốm, chim bỏ ăn, lông chim sơ xác mà đau lòng. Chọi chim thắng lòng lâng lâng sảng khoái cả tháng trời. Thua - chim mình kém chim bạn, nhìn chim tổn thương mà day dứt khôn nguôi, những mong ngày rèn luyện phục thù. Chơi chim tính cách phải có chút lãng tử, hào hoa, tinh tế, biết thẩm trà, thẩm rượu, biết chút thơ ca, đem tình yêu thương chăm chút cho chim. Người cục mịch, không vượng khí, bon chen, toan tính thiệt hơn, chắc hẳn chim chẳng ưa. Cố gắng, nuôi mãi, vực mãi chim chẳng lớn, hót chẳng thanh, lông chẳng bóng, không quyến rũ được chim cái và hiển nhiên đừng có mơ tới chim đẹp, chim hay. Chơi chim tốn tiền, tốn của, tốn thời gian không phải ai cũng theo được nên nhiều người thích, yêu, chỉ đến thấy chim thôi”.

Chương trình Nghệ thuật Sắc xuân 2015

(HBĐT) - Tối 18/2 (tức 30 Tết), tại Cung văn hóa tỉnh, Sở VH, TT&DL phối hợp với Công an tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Chương trình Nghệ thuật Sắc xuân 2015.

Du lịch cộng đồng - Khám phá bản sắc văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Những năm gần đây, loại hình du lịch cộng đồng thu hút đông đảo du khách đến với tỉnh ta. Du lịch cộng đồng phát triển dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để khám phá cảnh sắc thiên nhiên, tìm hiểu và trải nghiệm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Nhiều du khách nói, đến Hoà Bình nên đến vào mùa xuân khi dọc các sườn núi hoa mận, hoa đào khoe sắc thắm. Đến các bản làng để khám phá nền văn hoá độc đáo giàu bản sắc của các dân tộc nơi đây.

Du xuân thành phố

(HBĐT) - Xuân mới đã cận kề. Phố phường được trang hoàng lộng lẫy. Mưa xuân lất phất, vương tóc người thiếu nữ dạo bước trên những con phố trăng đèn, thảm hoa rực rỡ. Nhà nhà tất bật chuẩn bị đón xuân. Không khí xuân đã tràn về trong lòng người, trong ánh mắt nụ cười hân hoan. Trên dòng sông Đà thơ mộng lung linh điện sáng, người người cùng ước vọng tới mùa xuân hạnh phúc, tự hào là công dân thành phố Hòa Bình. Tự hào chứng kiến, thành phố trẻ đang chuyển mình cùng mùa xuân đất nước, khẳng định là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - văn hóa của tỉnh đang chuẩn bị hành trang xây dựng thành phố mang bản sắc độc đáo, là trung tâm đô thị cửa ngõ vùng Tây Bắc.