(HBĐT) -Ngày 14/2 (Mùng 10 tháng giêng), UBND thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ) tổ chức Lễ khai hội đền Rem năm 2019. Tham dự lễ hội có lãnh huyện Lạc Thủy và đông đảo nhân dân, du khách trên địa bàn.

Xã Phong Phú lan tỏa phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(HBĐT) -Phong trào xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) là nhiệm vụ chủ yếu của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Những năm qua, phong trào xây dựng GĐVH phát triển mạnh trên địa bàn xã Phong Phú (Tân Lạc). Hàng năm, số lượng, chất lượng các hộ đạt tiêu chuẩn GĐVH đều tăng. Năm 2016, toàn xã có 83% hộ đạt GĐVH, năm 2017 có 86,5% hộ đạt và năm 2018 có 86,9% hộ đạt GĐVH.

Tổ chức 30 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa

(HBĐT) -Năm 2018, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch quan tâm tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn. Sở đã chỉ đạo Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh dàn dựng các chương trình nghệ thuật với nhiều chủ đề phục vụ nhân dân và nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Trong năm đã tổ chức 81 buổi biểu diễn, trong đó có 30 buổi phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh; 51 buổi phục vụ nhiệm vụ chính trị, ước phục vụ hơn 59.800 lượt người xem.

Tưng bừng Lễ hội Đình Ngòi

(HBĐT) - Ngày 13/2 (tức ngày 9 tháng giêng), xã Sủ Ngòi (thành phố Hòa Bình) đã tổ chức Lễ hội Đình Ngòi năm 2019.

Hội làng trên phố

(HBĐT) - Hiện đại, phá cách nhưng vẫn giữ nét duyên bởi sự mộc mạc, vui xuân mới nhưng không quên hướng về nguồn cội, những mảnh đời còn gặp nhiều khó khăn… đó là sự lắng đọng ngọt ngào ở Hội làng Phú Nghĩa (một khu dân cư có địa bàn giáp ranh giữa phường Thái Bình và phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình được tổ chức vào ngày 10/2, tức ngày mồng 6 Tết.

Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2019

(HBĐT) - Ngày 12/2 (tức mùng 8 Tết), xã Phong Phú (Tân Lạc) đã tổ chức lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2019. Đến dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Ngày hội mừng xuân của đồng bào dân tộc Dao năm 2019

(HBĐT) - Sáng 12/2 (Mùng 8 tháng giêng), tại Nhà văn hóa xóm Bai, xã Cao Sơn, UBND huyện Đà Bắc phối hợp với Ban Sơn động người Dao 3 tỉnh Hòa Bình- Sơn La- Phú Thọ tổ chức Ngày hội mừng xuân của đồng bào dân tộc Dao năm 2019. Dự ngày hội có đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, MTTQ, các ban, ngành đoàn thể huyện Đà Bắc, Ban Sơn động 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Trung tâm Vì sự phát triển bền vững miền núi và đông đảo bà con dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh.

Khai mạc lễ hội Đình Cổi năm 2019

(HBĐT) - Ngày 12/2 tức ngày 8 tháng giêng, UBND xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn tổ chức lễ hội Đình Cổi. Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp xã, gắn liền với các sự kiện văn hoá của các địa phương trong 3 ngày. Lễ hội có 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần chính lễ là nghi lễ rước sắc phong và rước thánh từ chân núi Khụ Bậy về đình. Phần hội có những trò chơi dân gian như đánh mảng, đánh cù, kéo co, nhảy dây, đi cà kheo, ném còn, giao lưu văn nghệ dân gian, thi bóng chuyền…

Xã Lập Chiệng tổ chức lễ hội Đình Lập

(HBĐT) - Sáng ngày 12/2 (mùng 8 âm lịch), tại sân đình Lập (xã Lập Chiệng, huyện Kim Bôi), ủy ban nhân dân xã lập Chiệng đã tổ chức lễ hội Đình lập xuân Kỷ Hợi.

Khoảng 90 nghìn lượt khách đến Hòa Bình du xuân Kỷ Hợi

(HBĐT) - Tết Kỷ Hợi năm nay được nghỉ dài ngày, thời tiết khô ráo nên lượng khách đến các điểm du lịch tại tỉnh ta tăng mạnh.

Xóm Trang Trên 3 - làng văn hóa tiêu biểu

(HBĐT) - Ở xã Tân Phong (Cao Phong), nhiều người biết đến xóm Trang Trên 3 nhiều năm liên tục là làng văn hóa tiêu biểu. Đây là kết quả của sự nỗ lực, đoàn kết phát triển KT - XH, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư của cán bộ, nhân dân trong xóm.

Lễ hội khai mùa Mường Thàng

(HBĐT) - Ngày 10/2 (mồng 6 Tết), tại xã Dũng Phong (Cao Phong) đã diễn ra Lễ hội Khai mùa Mường Thàng.

Tưng bừng lễ hội đình làng Chùa xã Phú Thành

(HBĐT) - Trong 2 ngày 9 - 10 (tức mồng 5 và mồng 6 Tết), tại thôn Chùa, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã tổ chức lễ hội đình làng Chùa.

Grammy 2019: Lễ trao giải sớm xướng tên nhiều nghệ sỹ

 Lễ trao giải sớm ngày 11/2 (giờ Việt Nam) chứng kiến "Công chúa nhạc pop" Ariana Grande "rinh" tượng vàng Grammy đầu tiên trong sự nghiệp của mình với chiến thắng tại hạng mục Album nhạc pop xuất sắc cho album "Sweetener."

Sôi nổi hội xuân phường Thịnh Lang

(HBĐT) - Ngày 8/2 (mùng 4 Tết), phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội xuân 2019. Hội xuân được tổ chức mỗi năm một lần vào dịp đầu xuân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, sự gắn kết để cán bộ, nhân dân bước vào một năm lao động sản xuất, công tác, học tập đạt kết quả.

Miệt mài lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp được về thăm một bản Mường xinh đẹp, nơi dù không còn nhiều mái nhà sàn nhưng bao đời nay, bà con vẫn luôn nhắc nhở nhau giữ lấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Bản Mường đó chính là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống - xóm Cóm, xã Đông Lai của huyện Tân Lạc.

Tiếng chim trong Xuân ấm

Ai đã từng sinh ra ở nông thôn hẳn sẽ biết nhiều loài chim trời bay lượn trong không gian khoáng đạt. Những con chim bình dị, gắn bó nhất với con người là chim sẻ. Mùa nào chúng cũng quẩn quanh bên con người và thường làm tổ trong những hốc ngói, những hốc dui của ngôi nhà truyền thống.

Nét hoa văn đất Mường

(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, là một nét văn hóa đặc trưng của người Mường Hòa Bình. Sắc màu của cuộc sống, không gian của núi rừng được đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Mường khắc họa trên từng đường nét hoa văn thổ cẩm. Có lẽ mùa xuân là thời gian đẹp nhất để thổ cẩm khoe sắc. Từ bàn tay khéo léo, với tình yêu và tâm huyết bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc, những nghệ nhân, những người phụ nữ ngày đêm miệt mài bên khung cửi để làm ra sản phẩm thủ công mang đậm bản sắc, lấp lánh tình yêu quê hương, đất nước. Họ đã dệt nên mùa xuân, dệt thành mơ ước lưu giữ và truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay.

Đặc sắc nghệ thuật trình diễn dân gian

(HBĐT) - Hòa Bình được biết đến là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Trên địa bàn tỉnh nhiều dân tộc cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%, dân tộc Kinh chiếm 27,73%, dân tộc Thái chiếm 3,9%, dân tộc Dao chiếm 1,7%, dân tộc Tày chiếm 2,7%, dân tộc Mông chiếm 0,52%, các dân tộc khác chiếm 1,18%. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú từ tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống… Trong đó, nghệ thuật trình diễn dân gian bao gồm: âm nhạc, múa hát, diễn xướng dân gian… tạo nét riêng đặc sắc trong các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Thăng hoa cùng giọt nồng men lá

(HBĐT) - Chống chếnh, phiêu diêu, muốn cười, muốn hát… cảm xúc thăng hoa đó đến với tôi khi cùng những người bạn thưởng thức rượu Mai Hạ - thứ rượu được làm từ men lá - món quà quý của núi rừng Mai Châu. Cảm xúc đó đã nâng bước chân tôi đến với Mai Hạ - Mai Châu, thủ phủ của những giọt nồng đắng đót này.

Hương vị rượu cần ngày xuân

(HBĐT) - Theo thời gian, "văn hóa” rượu cần của người Mường đã được đông đảo người dân cả nước biết đến và đón nhận; số cơ sở sản xuất rượu cần và cửa hàng giới thiệu, bày bán rượu cần mở ra trên địa bàn tỉnh ta ngày càng nhiều. Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ hợi, chúng tôi đã tìm về mảnh đất Mường Vang – nơi nổi tiếng với hương vị rượu cần truyền thống của người Mường xưa, nơi vẫn còn những người phụ nữ Mường đeo "ớp” lên rừng hái lá về làm men.

Say đắm khèn Mông

(HBĐT) - Mỗi khi tiếng khèn ngân lên thì già, trẻ, gái, trai khắp bản chẳng thể ngồi yên mà tưng bừng nhảy múa theo nhịp điệu khèn. Say đắm đến vậy nên khèn Mông không thể thiếu trong đời sống của người dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

Đón tết cùng người Tày Đà Bắc

(HBĐT) - Ngược lên rẻo cao Đà Bắc theo con đường 433 quanh co, trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà sàn gỗ, lợp lá cọ. Vành khăn hồng, chiếc áo ngắn trắng cùng nụ cười răng đen của các bà, các mế cho chúng tôi biết rằng mình đã đặt chân đến mảnh đất sinh sống của bà con dân tộc Tày, huyện Đà Bắc. Tạm gác lại những công việc thường ngày, bà con đang phấn khởi dọn dẹn nhà cửa đón Tết. Hòa nhịp với cuộc sống mới, đời sống người Tày đã có nhiều đổi thay nhưng bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán, nhất là cái Tết của người Tày thì vẫn còn được giữ khá nguyên vẹn.

Xuân trên những nẻo đường Tây Bắc

(HBĐT) - Nhiều người chia sẻ: Tây Bắc vốn đã đẹp thì vào mùa nào cũng đẹp. Nhưng đặc biệt vào mùa xuân, ai đã trót yêu thì đừng lỗi hẹn với Tây Bắc. Bởi, vẫn một Tây Bắc hùng vĩ và khoáng đạt như vốn thế, nhưng tiết xuân khiến vùng đất ấy vừa như được vuốt ve để trở nên lãng mạn và tinh tế hơn, vừa như được trút thêm men say để trở nên thật thăng hoa, thú vị. Vậy nên, ngay trong mùa xuân này, xin đừng ngần ngại, hãy đi theo tiếng gọi của mùa xuân và có những trải nghiệm tuyệt vời trên những nẻo đường Tây Bắc.