(HBĐT) - Cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 40 km đi về phía đại lộ Thăng Long, Làng Văn hóa - Du lịch (VH- DL) các dân tộc Việt Nam từ lâu đã trở thành "ngôi nhà chung” rộng lớn và quần tụ của 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Trong không gian văn hóa có một không hai đó của cả nước, không gian văn hóa dân tộc Mường đã thể hiện vẹn nguyên những giá trị độc đáo nhất, đáng tự hào nhất, mang đậm hơi thở của đất và người với tinh thần "hòa nhập chứ không hòa tan”, góp phần tạo nên một cộng đồng đặc sắc cùng mang dòng máu Việt.

Đặc sắc làn điệu páo dung của “người ở rừng”

(HBĐT) - Trong những chuyến công tác về các bản Dao, chúng tôi luôn bị cuốn hút bởi con người chân chất, khéo tay, hay nói cười. Ấn tượng hơn cả là các bản làng này thường nằm trong khu rừng trù phú. Thế nên, nhiều người vẫn ví von gọi họ với cái tên "người ở rừng”, ý nói về nơi sinh sống cũng như ý thức bảo vệ rừng của đồng bào Dao. Nếu ai đó từng bị mê hoặc bởi những câu hát thường, hát đối của người Mường thì giai điệu, làn điệu Páo Dung của người Dao như một bản nhạc du dương giữa đại ngàn.

Sức sống Di sản văn hóa Mo Mường

(HBĐT) - Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng. Trong nền văn hóa đồ sộ đó, Mo Mường là một loại hình nổi bật, độc đáo, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của dân tộc chiếm trên 63% dân số trên địa bàn tỉnh. Từ lâu, Mo Mường đã được các học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và được đánh giá là một hiện tượng văn hóa đặc sắc, hàm chứa nhiều giá trị nhân văn, giá trị văn hóa, lịch sử huyền thoại của dân tộc Mường.

Khai mạc Lễ hội Đường hoa Tết Kỷ Hợi 2019 TP Hồ Chí Minh

Tối 2-2 (28 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Lễ hội Đường hoa Tết Kỷ Hợi 2019 với chủ đề "TP Hồ Chí Minh - Vững bước vươn xa”. Dự Lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP Hồ Chí Minh.

Tản mạn xung quanh bộ chữ Mường

(HBĐT) - Ngày xuân trong sương khói lãng đãng mơ màng bên tách trà, ngắm nhìn những nụ đào hồng tươi khoe sắc, lòng người xốn xang, thường hay nghĩ về chuyện đã qua với nỗi lòng trải nghiệm suy ngẫm.

Người lưu giữ tinh hoa bảo vật xứ Mường

(HBĐT) - Năm 2014, được sự đồng ý của UBND tỉnh, ông Bùi Thanh Bình thành lập Bảo tàng Di sản văn hóa Mường. Với đam mê, khát vọng bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản dân tộc, ông Bình đã dành hơn 30 năm miệt mài sưu tầm các di vật, cổ vật của dân tộc Mường trên khắp các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đến nay, có trên 6.000 hiện vật đang được trưng bày tại bảo tàng.

Vui hội ném còn

(HBĐT) - Ném còn là trò chơi dân gian thường được các dân tộc Thái, Mường, Tày, Mông tổ chức vào dịp lễ, Tết. Về cơ bản, luật chơi ném còn của các dân tộc giống nhau. Tuy nhiên, qua trò chơi, mỗi dân tộc lại mang một thông điệp, khát vọng riêng. Đối với người Mường, hội ném còn là dịp để nam thanh, nữ tú gặp nhau. Trò chơi này như bà mối se duyên cho trai tài, gái sắc. Bên nào thua sẽ để lại một vật làm tin. Thường người thua là con trai để lấy lòng người con gái. Sau lễ hội, các chàng trai sẽ quay lại nhà cô gái để xin lại vật gửi làm tin trước đó, đây cũng là cớ để hai người gặp gỡ, tìm hiểu tiếp.

Trải nghiệm bữa cơm "vào Tết" của người Mường

(HBĐT) - Khi hoa đào hoa mận bung nở khoe sắc, báo hiệu một năm mới đang đến với vạn sắc màu sặc sỡ, người Mường Hòa Bình cũng bắt đầu chuẩn bị đón Tết, tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc được tận hưởng theo phong tục riêng của người Mường.

“Sen nở xứ Mường” Trên hành trình hướng Phật

(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại Hòa Bình Phật Quang tự trong những ngày đầu tháng chạp, khi xuân đã bắt đầu thấp thoáng bên những nụ đào phai. Bất chấp thời tiết giá rét, các bạn trẻ của câu lạc bộ (CLB) "Sen nở xứ Mường” vẫn chăm chỉ, cần mẫn cùng các tăng ni, phật tử của chùa Hòa Bình Phật Quang chuẩn bị nhiều phần quà thiết thực trao cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

Thú chơi lan của người Hòa Bình

(HBĐT) - Hoa lan được xem là "Vương giả chi hoa" - vua của các loại hoa. Hoa lan mộc mạc không cần son phấn, điểm tô thêm các loại trang trí, lá cành mới đẹp. Dù ở nơi thâm sơn cùng cốc không cần ai chiêm ngưỡng, hoa lan vẫn đẹp, vẫn thơm lan tỏa ngào ngạt.  Xã hội ngày nay có rất nhiều thú chơi như chim cảnh, cá cảnh, cây cảnh… nhưng chơi hoa lan được xem là một thú vui tao nhã, nhẹ nhàng, quý phái. Hoà Bình đã khẳng định vị trí với một số giống lan rừng quý hiếm độc nhất vô nhị. Chính vì thế, người Hòa Bình say lan, mê lan lắm!

Những cung đường du lịch trekking khám phá Hòa Bình

(HBĐT) - Đi bộ xuyên qua những cánh rừng già, đêm ngủ nhà dân, thưởng thức ẩm thực đặc trưng của địa phương, khám phá những nét riêng trong bản sắc các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là việc có thể bất chợt gặp mưa lũ giữa rừng nhưng vẫn cùng nhau chinh phục đích đến. Đó là những trải nghiệm rất đặc biệt mà chỉ có trekking tour - tour du lịch đi bộ mới có thể mang đến cho du khách khi đến với Hòa Bình.

Dừng chân trên đèo Đá Trắng

(HBĐT) -Nằm cách trung tâm huyện Tân Lạc 15 km, đèo Đá Trắng trên quốc lộ 6, thuộc địa phận xóm Tằm, xã Phú Cường là cửa ngõ nối liền 2 huyện Mai Châu và Tân Lạc. Ẩn hiện huyền ảo trong sương mù, vẻ đẹp mỹ miều như dải lụa trắng vắt ngang qua núi, đèo Đá Trắng đang trở thành một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới thăm Hòa Bình.

Tiến sĩ Quydinie nói về sinh hoạt kinh tế của người Mường xưa

(HBĐT)- Với nguồn tài liệu, cứ liệu phong phú, được trình bày một cách khoa học, tác phẩm Người Mường (LesMuong) - Địa lý nhân văn và xã hội của Tiến sĩ Quydinie là một công trình nghiên cứu về người Mường khá toàn diện và sâu sắc, được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao. Với những ngôn ngữ dân tộc, những khái niệm khoa học, tác giả đã có phác hoạ khá sắc nét về những sinh hoạt kinh tế của người Mường xưa, thông qua đó ta nhận ra bóng dáng văn hoá ẩm thực của họ.

Trải nghiệm sắc màu văn hóa Bắc Giang dịp đầu Xuân Kỷ Hợi

Công chúng Thủ đô sẽ có dịp tìm hiểu, trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo của tỉnh Bắc Giang trong chương trình "Vui Xuân Kỷ Hợi 2019.”

Sắc Xuân đã ngập tràn trên khắp các điểm đảo ở Trường Sa

Còn vài ngày nữa sẽ bước sang năm Kỷ Hợi 2019, khắp các điểm đảo ở Trường Sa, sắc Xuân đã ngập tràn, len lỏi theo những bước chân tuần tra của các chiến sỹ Hải quân.

Đi chợ phiên ngày áp Tết

(HBĐT) - Với nhiều người, nếu không được ngao du ở phiên chợ quê trong những ngày áp Tết thì cái Tết không thật sự trọn vẹn. Đi chợ ngày áp Tết không chỉ để mua sắm mà còn là nơi gặp gỡ và trải nghiệm không khí chợ Tết đông vui, nhộn nhịp.

Mang nét đẹp văn hóa thư pháp đến Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019

Chiều 29/1, Hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 diễn ra tại khu vực hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Hà Nội trong không gian ngập tràn sắc màu văn hóa truyền thống.

Lợn phong thủy thu hút khách hàng trước Tết

(HBĐT) - Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đã cận kề, người dân TP Hòa Bình hối hả hoàn thành những công việc dang dở cuối năm và tranh thủ dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa đón Tết. Bên cạnh sắm đào, quất, hoa, cây cảnh… để ngôi nhà thêm rực rỡ, nhiều gia chủ đã tìm đến các cửa hàng đồ lưu niệm, đỗ gồ, đồ phong thủy để tìm mua linh vật của năm Kỷ Hợi về trưng bày với mong muốn năm mới may mắn, tài lộc và bình an.

Nét tươi mới từ "con đường nở hoa" ở xã Quy Hậu

(HBĐT) - Gần nửa năm sau khi trồng, những con đường làng tràn ngập sắc màu của hoa, ai đi qua cũng tấm tắc khen ngợi. "Con đường nở hoa” là mô hình thể hiện quyết tâm của Hội Nông dân (HND) xã Quy Hậu (Tân Lạc) trong nỗ lực xây dựng nếp sống mới và từng bước hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

Cúng ông công ông táo: Để có một cái tết thực sự ý nghĩa

(HBĐT) - Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Cùng với nhân dân trên khắp mọi miền, ngay từ sáng sớm, người dân thành phố Hòa Bình cũng tấp nập làm lễ cúng ông công ông táo. Đây là một nét văn hóa đặc sắc đã được lưu truyền và gìn giữ từ bao đời nay. Tuy nhiên, để có một cái Tết thực sự ý nghĩa, người dân cần nâng cao hơn nưa ý thức bảo vệ môi trường.

Sôi động thị trường hoa, cây cảnh

(HBĐT) - Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, khắp các tuyến đường, tuyến phố chính trên địa bàn tỉnh, các nhà vườn, tiểu thương đã bày bán các loại hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu của người dân. Tết Nguyên đán năm nay có nhiều hình thức chơi hoa, cây cảnh mới, độc đáo.

Xúng xính váy Mường đón xuân

(HBĐT) - Ngày nay, "ăn" Tết dần chuyển thành "chơi" Tết nên bên cạnh việc sắm sửa mứt, kẹo, bánh chưng xanh cho gia đình, chị em quan tâm nhiều hơn đến việc chuẩn bị những bộ váy áo đẹp nhất để đi chơi Tết. Trở về bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống, tìm về cội nguồn nên ngày càng có nhiều chị em đã chọn váy Mường là trang phục du xuân.

Cây nêu ngày Tết của người Mường

(HBĐT) - Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, các gia đình người Mường thường dựng cây nêu, vật nêu trước nhà hay ngoài cổng, trong miếu thờ thổ công, chuồng trại gia súc...

Đồng bào Dao xã Toàn Sơn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Người Dao xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chiếm 43,4% dân số toàn xã. Dân tộc Dao có những giá trị văn hóa tinh thần mang bản sắc riêng. Các giá trị văn hóa được thể hiện rõ nét trong kiến trúc nhà ở, phong tục, trang phục, lễ hội, những bài dân ca, dân vũ… Theo thời gian, các thế hệ người Dao xã Toàn Sơn luôn cố gắng giữ gìn giá trị cốt lõi, đặc sắc nhất trong văn hóa dân tộc, đồng thời bài trừ những hủ tục lạc hậu.

Sắc màu tranh Tết

Không chỉ các làng tranh truyền thống làm tranh Tết, những năm gần đây, nhiều nghệ sĩ đương đại, tên tuổi cũng nhập cuộc sáng tác về con giáp, tham gia "chợ” tranh dịp Tết; góp phần làm sống lại thú chơi tranh ngày Tết.