(HBĐT) - Với lợi thế diện tích rừng tự nhiên lớn, người dân bản địa có kinh nghiệm trong nghề nuôi ong lấy mật, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Mỹ Thành, Lạc Sơn đã chỉ đạo và xây dựng thành công thương hiệu mật ong Thành An làm sản phẩm đặc trưng của xã.

Đồng chí Bùi Văn Luyện, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Mỹ Thành cho biết: Mỹ Thành là xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của huyện Lạc Sơn. Kinh tế hộ gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên do còn hạn chế về đất canh tác, kỹ thuật, giống, vốn nên năng suất thấp cây trồng vật nuôi thấp. Để có thêm thu nhập, nhiều lao động địa phương buộc phải đi làm ăn xa. Vấn đề này cũng đã gây nhiều hệ lụy cho địa phương khi nhiều gia đình bỏ lại con cho ông bà để đi làm ăn xa, hoặc một bộ phận thanh niên dính vào tệ nạn xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhận thấy xã có lợi thế về kinh tế rừng, trong đó, nghề nuôi ong mật là nghề truyền thống được người dân duy trì, sản phẩm chất lượng mật ong Mỹ Thành bước đầu đã được thị trường công nhận, xã đã chỉ đạo thành lập HTX Dịch vụ tổng hợp Thành An nhằm xây dựng thương hiệu mật ong thành sản phẩm đặc trưng riêng của xã.


Sản phẩm mật ong rừng của Mỹ Thành được trưng bày tại Trung tâm HTCĐ xã để giới thiệu, quảng bá thương hiệu đến người dân.

Hiện nay, HTX Dịch vụ tổng hợp Thành An hiện có 14 thành viên với hơn 200 tổ ong. Trung bình mỗi năm, HTX sản xuất khoảng 1.600 lít mật ong, chất lượng mật ong đảm bảo nên sản phẩm tiêu thụ rất thuận lợi. Điểm khác biệt tại HTX Thành An chính là việc HTX đã quan tâm xây dựng thương hiệu một cách bài bản. Anh Bùi Văn Xước, Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Thành An cho biết: Trước đây, chúng tôi đã nuôi ong nhưng chủ yếu là làm manh mún nên sản phẩm bán ra nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nếu muốn xây dựng thành một sản phẩm đặc trưng của xã, chúng tôi cần xây dựng thương hiệu để giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường. Khi thành lập HTX, xây dựng thương hiệu mật ong Thành An, chúng tôi đã nhận được sự trợ giúp kết nối thị trường từ Liên minh HTX tỉnh, các ngành chức năng. Điều này thật sự rất có ý nghĩa, nó không chỉ giúp tiêu thụ sản phẩm mà còn nâng tầm thương hiệu sản phẩm của mình, giá thành sản phẩm cũng được đảm bảo. Hiện nay, sản phẩm mật ong Thành An đang trong quá trình đăng ký nhãn hiệu tập thể tại Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN. Khi nhãn hiệu được công nhận, sản phẩm của chúng tôi sẽ dễ dàng tiếp cận với các thị trường hơn.


Không chỉ quan tâm xây dựng thương hiệu mật ong, HTX Dịch vụ tổng hợp Thành An đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm. Tất cả các thành viên trong HTX đã cam kết sản xuất mật ong rừng nguyên chất, đảm bảo chất lượng. Anh Bùi Văn Xước chia sẻ: Mật ong khác với loại hàng hóa khác, không thể chạy theo số lượng. Người dùng mật ong không dùng nhiều mà cần loại mật ong thật sự chất lượng. Vì vậy, chúng tôi quán triệt các thành viên trong HTX của mình thà không có mật bán còn hơn bán mật không đảm bảo. Qua nhiều năm kinh nghiệm, các thành viên tổ HTX đã nắm được thời điểm quay mật tốt nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi cũng đang tính đến phương án phát triển vùng cây dược liệu phù hợp để có thể cho ra dòng sản phẩm mật ong kết hợp dược liệu.


Chính sự chủ động xây dựng và gìn giữ thương hiệu, mật ong Thành An đã bước đầu được thị trường chấp nhận. Hiện nay, trung bình mỗi lít mật ong Thành An được bán với giá 300 ngàn đồng. Sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đết đó. HTX cũng đã bắt đầu giới thiệu sản phẩm của mình tại các hội chợ, các gian trưng bày của tỉnh, huyện. Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Văn Luyện, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã, hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ nuôi ong manh mún, nhỏ lẻ, xã đang tuyên truyền vận động để người dân tham gia HTX, cam kết sản xuất theo đúng quy trình đảm bảo chất lượng để gìn giữ thương hiệu. Bên cạnh đó, để sản phẩm đứng vững trên thị trường, xã mong muốn nhận được sự trợ giúp của huyện, của các ngành liên quan. Sự trợ giúp về kết nối thị trường, đầu ra cho sản phẩm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, công tác quản lý, điều hành để HTX.


 

                                                                                 P.L

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục