Ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào phát triển nông nghiệp đang là hướng đi giúp tăng hiệu quả sản xuất và giảm thách thức cho ngành nông nghiệp. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh tiếp tục phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp thông minh để từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, chất lượng.

Huyện Đà Bắc: Triển vọng phát triển nuôi vịt bầu thương phẩm

Huyện Đà Bắc có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi. Một trong những mục tiêu ngành chăn nuôi của huyện đặt ra là phát triển một số giống vật nuôi bản địa như: lợn, cá sông Đà và gà, dê, vịt…

Thành lập mới 47 doanh nghiệp trong tháng 7

Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong tháng 7, có 47 doanh nghiệp với 28 đơn vị trực thuộc được thành lập mới, tổng số vốn đăng ký trên 557 tỷ đồng. Lũy kế 7 tháng năm 2024, toàn tỉnh thành lập mới 257 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 5.200 tỷ đồng.

Triển khai 83 dự án hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Theo báo cáo của UBND tỉnh, thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2023, trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai thực hiện 83 dự án về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nhập khẩu tăng trưởng trong vòng an toàn

Nhập khẩu tuy tăng trưởng cao nhưng không đáng lo ngại bởi vì chiếm 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong 7 tháng năm 2024 là nhóm hàng cần nhập khẩu.

Ứng phó thế nào trước biến động tăng lương?

Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ ngày 1/7 sẽ tác động lên lạm phát như thế nào và ảnh hưởng ra sao đến kế hoạch và hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp?

Khẩn trương tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Ghi nhận 7 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) của tỉnh đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, có 19 dự án (chưa bao gồm Chương trình mục tiêu quốc gia) đến thời điểm 30/6 chưa thực hiện giải ngân kế hoạch VĐTC năm 2024. Trước tình hình trên, UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư (CĐT) khẩn trương tháo gỡ khó khăn để tăng tỷ lệ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn quan trọng này.

Xã Đồng Tâm - ngọt thơm mùa na chín

Cuối tháng 7, đầu tháng 8 là thời điểm na chính vụ ở xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thuỷ cho thu hoạch rộ. Các gia đình đều tất bật với công việc thu hái, xuất bán. Tuy vất vả nhưng trên gương mặt người nông dân rạng rỡ niềm vui, phấn khởi, bởi năm nay na được mùa, được giá.

Bức tranh kinh tế Việt Nam tươi sáng

Kinh tế 7 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam duy trì xu hướng tích cực, tạo đà tăng trưởng cho các tháng, quý còn lại và được nhiều tổ chức quốc tế đặt kỳ vọng cao về mục tiêu tăng trưởng cả năm.

Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn với những bước đi đầu tiên. Nhiều mô hình doanh nghiệp kinh tế tuần hoàn dựa trên ứng dụng khoa học-công nghệ, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững đã bắt đầu hoạt động.

Huyện Đà Bắc: Doanh thu bình quân 1 hợp tác xã đạt hơn 196 triệu đồng

Theo báo cáo của UBND huyện Đà Bắc, hiện nay, toàn huyện có 52 hợp tác xã (HTX) hoạt động theo Luật HTX năm 2012 với tổng tài sản 53,4 tỷ đồng; tổng vốn điều lệ gần 113 tỷ đồng. Trong đó, có 33 HTX nông, lâm nghiệp; 19 HTX phi nông nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu của các HTX ước đạt khoảng 10,2 tỷ đồng, bình quân 1 HTX ước đạt khoảng 196,15 triệu đồng; tổng lợi nhuận ước đạt 2,4 tỷ đồng, bình quân 1 HTX ước đạt khoảng 46,15 triệu đồng.

Sản lượng cá giống 7 tháng ước đạt 110 triệu con

Theo báo cáo của UBND tỉnh, sản lượng sản xuất cá giống tháng 7 trong tỉnh ước đạt 10 triệu con giống các loại. Các cơ sở sản xuất chủ yếu ương dưỡng các bột, cá hương, cá giống gồm các loại truyền thống và một số loại đặc sản như: chiên, lăng, tầm, bỗng... Lũy kế 7 tháng, sản lượng cá giống toàn tỉnh ước đạt 110 triệu con, thực hiện 73,3% kế hoạch năm.

Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều dự án, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học (BTĐDSH). Đến nay, các dự án đã góp phần khôi phục hệ sinh thái rừng đầu nguồn, bảo vệ hệ thống tưới tiêu, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và BTĐDSH của tỉnh. Từ cơ sở đó, tỉnh Hòa Bình đang triển khai thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Để công nghiệp đóng vai trò động lực của nền kinh tế

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phải thực sự trở thành động lực của nền kinh tế. Đây là mục tiêu được Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ Hoà Bình đặt ra và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong những năm gần đây nhằm đưa CN-TTCN có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, ổn định xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh. Đồng thời, tập trung phát triển CN-TTCN theo hướng hiện đại, duy trì phát triển ngành nghề truyền thống, hướng mạnh cho xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao; giữ vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và thực hiện các mục tiêu về CNH-HĐH.

Các cấp Hội Nông dân góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân (HND) Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam" (Đề án 61); Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HND các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần xây dựng NTM” giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, các cấp HND trong tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả và đạt nhiều kết quả tích cực.