(HBĐT) - Vụ mía vừa qua, toàn huyện Cao Phong trồng khoảng 2.611,8 ha mía, gồm 1.249,1 ha mía tím, 1.330,7 ha mía trắng ép nước và 32 ha mía nguyên liệu. Nếu như những năm trước, đến thời điểm giữa tháng 5, cơ bản toàn bộ diện tích mía trên địa bàn huyện đã được thu hoạch và tiêu thụ tốt với mức giá bán đảm bảo thu nhập khá cho hộ trồng mía. Nhưng năm nay, mía tiêu thụ chậm hẳn, đến tận cuối tháng 5 mà toàn huyện vẫn còn trên 900 ha chưa thu hoạch được. Diện tích đã thu hoạch phải chấp nhận bán với mức giá thấp hơn nhiều so với mọi năm. Tình cảnh này đã khiến nhiều hộ trồng mía nơi đây đứng ngồi không yên và một lần nữa, bài học về tìm kiếm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương lại được nhắc đến như một hồi chuông báo động.
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 6, chúng tôi cùng cán bộ, kỹ sự BQL dự án các công trình giao thông kiểm tra tình hình triển khai dự án cải tạo nâng cấp QL 12 B (Lạc Sơn- Yên Thủy). Không khí thi công khẩn trương vẫn diễn ra dưới trời nắng nóng liên tục tại các gói thầu xây lắp. BQL dự án và các nhà thầu đang đứng trước sức ép căng thẳng phải phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm nay, trước kế hoạch 1 năm, trong lúc còn 1,2 km chưa giải phóng mặt bằng khu vực thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy).
(HBĐT) - Là tỉnh miền núi, dân số 82 vạn người, đồng bào dân tộc chiếm trên 73%, tỉnh ta có 95 xã đặc biệt khó khăn và 116 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II. Những năm qua, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước như: Chương trình 135, chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt, chính sách vay vốn cho hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn… góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
(HBĐT) - Thanh Hối là xã vùng thấp của huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 7 km, có quốc lộ 12B đi qua trung tâm, thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu hàng hoá. Trong những năm gần đây, Thanh Hối được biết đến là một điểm sáng trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng CSXH tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các đối tượng xã hội, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo.
(HBĐT) - Chiều 24/6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM 6 tháng đầu năm 2015, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và xét công nhận các xã đạt chuẩn NTM đợt 1 năm 2015. Dự hội nghị có các thành viên trong BCĐ tỉnh, huyện. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực BCĐ chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 24/6, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói - giảm nghèo (Đề án 30A) theo Quyết định 293 của Thủ tướng Chính phủ tại huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Năm 2015, tổng kế hoạch vốn đầu tư NSNN trên địa bàn tỉnh là 1.358,471 tỉ đồng, trong đó, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung là 266,5 tỉ đồng, vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách T.Ư là 605,7 tỉ đồng, nguồn trái phiếu Chính phủ là 341,2 tỉ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia là 145 tỉ đồng.
(HBĐT) - Hồ thủy điện Hòa Bình (hồ sông Đà) địa phận tỉnh ta có diện tích mặt nước 8.900 ha thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình, là tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển nghề cá. Tỉnh đã quy hoạch và đang triển khai những giải pháp cụ thể, tạo “cú huých” khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù của vùng hồ phát triển nghề cá theo hướng sản xuất hàng hóa.
(HBĐT) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52 hướng dẫn một số chính sách tài chính đặc thù đối với công ty nông, lâm nghiệp sau khi hoàn thành sắp xếp, đổi mới.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thuỷ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tập thể (KTTT) với các ngành nghề sản xuất đa dạng, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu NSNN trên địa bàn.
(HBĐT) - Bằng nhiều giải pháp hỗ trợ tích cực, đồng bộ từ các chính sách của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương nhưng trên hết là sự cố gắng, nỗ lực của người dân đã góp phần đẩy nhanh công tác giảm nghèo ở Mai Châu những năm qua.
(HBĐT) - 5 năm qua, lĩnh vực nông nghiệp của huyện Mai Châu đã có những chuyển biến tích cực. Đó là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KH-KT theo hướng sản xuất hàng hóa tiếp tục theo định hướng của Nghị quyết số 05-NQ/HU của Đảng bộ huyện khoá XXIII.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Trung Thắng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình cho biết: Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất để thúc đẩy SX-KD phát triển. Công ty hiện có 7 chi nhánh, quản lý 8 địa bàn, gồm các lâm trường Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Sơn, Tu Lý, Xí nghiệp Kỳ Sơn, đội Lương Sơn và xưởng chế biến gỗ (xã Mông Hoá - Kỳ Sơn). Khi Công ty được thành lập nhận bàn giao theo hình thức bàn giao nguyên trạng với những tồn tại chưa được giải quyết, trong đất được giao có cả làng bản, KDC, ruộng nương, sông suối, đường giao thông, trụ sở cơ quan hành chính... lưu tâm nhất là vấn đề tranh chấp đất đai giữa người dân và lâm trường.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Hảo, Bí thư Đảng uỷ xã Xuất Hoá (Lạc Sơn) chia sẻ: So với đầu nhiệm kỳ XXV (2010 - 2015), hiện nay, mức tăng trưởng kinh tế, mức thu nhập bình quân của xã đạt gấp 3 lần (đạt 20 triệu đồng/ người/năm). Quan trọng hơn là suy nghĩ, cách làm trong phát triển KT-XH của người dân đã thay đổi khá nhiều; tư duy về phát triển hàng hoá, năng động, nhanh nhạy trong phát triển kinh tế hộ được nâng dần về chất...