Từ thực tiễn áp dụng và bài học kinh nghiệm rút ra khi triển khai các dự án, công trình trọng điểm quốc gia trong thời gian qua, nhiều chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, các cơ chế, chính sách đặc thù chính là "bệ đỡ”, tạo ra "cú huých” mang tính đột phá. Từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và phát huy hiệu quả về kinh tế-xã hội, mang lại lợi ích to lớn cho đất nước.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Chính phủ vừa quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024, sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để phục vụ sản xuất kinh doanh, tiếp tục phục hồi, tạo nền tảng quan trọng cho nền kinh tế phát triển.
Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sau sáp nhập, người dân không bắt buộc phải làm lại sổ đỏ đã cấp, trừ trường hợp có nhu cầu.
Theo các chuyên gia, hiện Hoa Kỳ đã tạm hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam, nhưng nguy cơ vẫn "treo lơ lửng" trên đầu.
Với đà phục hồi mạnh mẽ từ cuối năm 2024, quý I/2025, tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Hòa Bình ước đạt 12,67%, cao nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Theo đánh giá, chỉ số tăng trưởng quý I là kết quả của quá trình kiến tạo nhiều năm. Đây cũng là bước đà quan trọng để tỉnh tiếp tục thực hiện các kịch bản tăng trưởng từng quý, hướng tới hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt trên 10%.
Giá xăng đã có kỳ điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp trong kỳ điều hành vào chiều nay (17/4).
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn, hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ phải đối mặt với mức thuế quan lên đến 245%, giá vàng thế giới tiếp đà tăng mạnh đẩy giá vàng trong nước lên mốc 118 triệu đồng/lượng, liên tục lập đỉnh mới.
Đồng hành, tạo điều kiện giúp đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp. Thời gian qua, Huyện Đoàn Mai Châu phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện triển khai các hoạt động nhận ủy thác vốn vay chính sách. Qua đó giúp thanh niên Mai Châu có thêm điều kiện phát triển toàn diện, đóng góp tích cực vào thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.
Trong 5 năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân 7.058 tỷ đồng vốn vay ưu đãi cho trên 172 nghìn lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần duy trì và mở rộng việc làm cho trên 31,4 nghìn lao động; hỗ trợ xây mới, cải tạo trên 97 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; xây dựng 1.090 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và 436 căn nhà cho các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong quý I/2025, doanh số cho vay vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 546,5 tỷ đồng với 9.015 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tổng dư nợ đến hết quý I đạt 5.532,5 tỷ đồng thuộc 20 chương trình tín dụng, tăng 224,2 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2024, hoàn thành 76,8% kế hoạch tăng trưởng năm 2025. Bình quân mỗi đơn vị cấp huyện có dư nợ trên 553 tỷ đồng, mỗi xã trên 36,6 tỷ đồng và mỗi tổ tiết kiệm và vay vốn đạt bình quân trên 2,24 tỷ đồng.
Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Lạc là điểm sáng trong thực hiện tín dụng chính sách (TDCS). Nhiều năm liền đơn vị không có nợ quá hạn, nguồn vốn được chuyển tải kịp thời đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn nguồn báo China Daily cho biết các nhà quan sát thị trường và giới xuất khẩu nhận định quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam dự kiến sẽ nâng lên tầm cao mới, nhờ cơ cấu thương mại bổ sung cao giữa hai nước, tiến trình hiện đại hóa của Việt Nam, cũng như tác động ngày càng rõ nét từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Sáng 15/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại huyện Mai Châu.
Sau 4 năm triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Hòa Bình giảm mạnh từ 15,49% năm 2020 xuống còn 6,59% vào cuối năm 2024, tương đương giảm hơn 9%. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong hành trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.