Nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường việc làm trong nước và xuất khẩu lao động giới thiệu tới người dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Thống kê những năm gần đây, bình quân mỗi năm, cả tỉnh có trên 300 lao động đi xuất khẩu thông qua các đơn vị, doanh nghiệp môi giới. Với dân số trên 90 vạn dân, địa bàn tỉnh là một trong những tiềm năng khiến cho các đơn vị tuyển dụng xuất khẩu lao động hết sức quan tâm.

TP Hoà Bình: Phê duyệt 7 quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

(HBĐT) - Trong tháng 10, vốn đầu tư phát triển của TP Hoà Bình ước đạt 162,5 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2014 tăng 1,4%, trong đó, nguồn vốn đầu tư thuộc NSNN do địa phương quản lý ước thực hiện 15,1 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 2,7%; ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 147,4 tỷ đồng so cùng kỳ tăng 1,2%.

Quản lý chặt, phát huy tốt chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam

(HBĐT) - Tháng 11/2014, 4 giống cam của huyện Cao Phong gồm: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH &CN) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đây là hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao nhất dùng cho các sản phẩm có chất lượng đặc thù do các điều kiện địa lý của khu vực quyết định. Sự kiện này là bước đột phá, bước ngoặt chiến lược, mở ra nhiều cơ hội cho cam Cao Phong phát triển, vươn xa. Cho đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Duy trì hoạt động 130 điểm dịch vụ thú y

(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh đã có 130 điểm dịch vụ thú y đang hoạt động và có thu nhập thông qua cung cấp các dịch vụ thú y ở địa phương. 100% điểm dịch vụ có 1 cán bộ quản lý về chăn nuôi và chuyên môn thú y được nâng cao năng lực viết báo cáo dịch tễ, chẩn đoán và chữa trị bệnh, tích cực phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Phát triển bền vững thương hiệu, hướng tới mục tiêu xuất khẩu cam Cao Phong

(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam ra thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu, đưa thương hiệu cam Cao Phong phát triển bền vững trong thời gian tới, trong 2 ngày 27 - 28/11, huyện Cao Phong tổ chức Lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ có hoạt động trưng bày gian hàng, chấm điểm gian hàng; thăm quan vườn cam, chấm điểm vườn cam cùng một số hoạt động hấp dẫn khác.

Khẳng định chất lượng, yếu tố hàng đầu trong quảng bá sản phẩm

(HBĐT) - Với sự ưu đãi của khí hậu, thổ nhưỡng, cùng sự cần cù, năng động, sáng tạo, vào những năm 1960 của thế kỷ trước, cam Cao Phong đã từng là sản phẩm được xuất khẩu sang nước bạn Liên Xô, một thị trường hết sức nghiêm ngặt và khó tính thời bấy giờ.

Lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất sẽ diễn ra trong 2 ngày 27 – 28/11

(HBĐT) - Trong 2 ngày 27 – 28/11, huyện Cao Phong sẽ tổ chức Lễ hội cam Cao phong lần thứ nhất. Đây là lễ hội quy mô cấp huyện được tổ chức ngoài trời tại sân nhà văn hoá huyện tại thị trấn Cao Phong.

Quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam quả của huyện Cao Phong

(HBĐT) - Tại Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND (có hiệu lực thi hành từ tháng 10/2015), UBND tỉnh đã ban hành Quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam quả của huyện Cao Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tháng 11/2014. Quy định áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động quản lý và sử dụng CDĐL Cao Phong.

Agrribank- Chi nhánh Cao Phong:
 Tổng dư nợ tính đến cuối tháng 10/2015 đạt trên 452 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Agribank – Chi nhánh Cao Phong, tính đến 31/10/2015, tổng nguồn vốn huy động đạt gần 90 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn nội tệ đạt trên 89 tỷ đồng; tiền gửi ngoại tệ trên 39.000 USD. Cơ cấu tiền gửi dân cư gần 86,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96 % trong tổng nguồn vốn.

Nỗ lực thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo được coi là 2 tiêu chí khó trong xây dựng NTM. Nhưng đây là 2 tiêu chí được các xã coi là đột phá trong xây dựng NTM, vì NTM không thể có nông dân nghèo và thu nhập thấp.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp - động lực mạnh mẽ để xây dựng nông thôn mới thành công

(HBĐT) - Những năm qua, nông nghiệp luôn đạt mức tăng trưởng tốt, tiếp tục khẳng định vị thế là ngành kinh tế trọng tâm, xứng đáng là “trụ đỡ” cho sự phát triển ổn định của KT-XH. Tuy nhiên, giai đoạn mới đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới đòi hỏi ngành phải nỗ lực chuyển mình, thay đổi mô hình tăng trưởng để đạt những giá trị tốt đẹp, bền vững hơn. Với quyết tâm cao và giải pháp đồng bộ, ngành NN&PTNT sẽ phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng NTM.

Đầu tư hạ tầng thủy lợi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Tiêu chí số 3 về thủy lợi trong xây dựng NTM được đánh giá là tiêu chí khó bởi nhu cầu kinh phí đầu tư lớn, trong khi nguồn lực của các địa phương còn hạn hẹp. Đến nay đã có 111/191 xã đạt tiêu chí này đây là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện quyết tâm của các địa phương trong nỗ lực đầu tư hạ tầng thủy lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Tân Lạc hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa

(HBĐT) - Đó là những nỗ lực của cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc trên chặng đường vượt khó, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng hành với thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM ở địa phương. Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện, việc hình thành và phát triển vùng SXNN hàng hoá đã làm nên một diện mạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn tươi sáng trên các làng quê.

Đồng Tâm phát huy vai trò chủ thể của người dân

(HBĐT) - Đồng Tâm là một trong 4 xã của huyện Lạc Thuỷ được công nhận xã NTM năm 2015. Bên cạnh việc huy động các nguồn lực, vai trò chủ thể của người dân được phát huy đã thúc đẩy chương trình MTQG xây dựng NTM giúp xã về đích đúng lộ trình.