(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 50 doanh nghiệp (DN) hoạt động xuất, nhập khẩu, trong đó có 26 DN có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 53%), còn lại là DN địa phương.
Chính phủ đặt mục tiêu mỗi người dân có danh tính số kèm theo QR code, tiến tới đều có điện thoại thông minh vào năm 2025.
(HBĐT) - Ngày 16/6, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh đã làm việc với UBND huyện Tân Lạc về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), dịch vụ, giao thông, thu ngân sách và một số nhiệm vụ trọng tâm khác.
(HBĐT) - Để thực hiện song song 2 nhiệm vụ trọng tâm, vừa phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, vừa đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, thời gian qua, Công ty Thuỷ điện Hòa Bình đã triển khai nhiều biện pháp PCD Covid-19, đảm bảo vận hành việc sản xuất điện ổn định, an toàn, đóng góp đáng kể vào phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định là một trong những khâu đột phá quan trọng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, thực hiện mục tiêu đưa tỉnh trở thành tỉnh hàng đầu trong khu vực Tây Bắc nhờ tăng trưởng GDP với các trụ cột tăng trưởng chính là: Du lịch sinh thái; công nghiệp xanh; nông nghiệp sạch... Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao trách nhiệm, phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai các bước lập quy hoạch bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra.
(HBĐT) - Ngày 14/6, Sở Tài chính có Công văn số 1391/STC-QLNS về việc rà soát, tiết kiệm thêm chi thường xuyên năm 2021 theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021 của Chính phủ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021.
(HBĐT) - Những năm qua, Đà Bắc là địa phương chịu thiệt hại lớn do thiên tai gây ra, nhất là tình trạng sạt lở đất trong mùa mưa bão. Huyện đã chủ động các phương án để đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng của Nhân dân, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai khi mùa mưa bão đến.
(HBĐT) - Theo Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh, từ đầu năm đến nay, vốn chính sách tiếp tục được huy động và truyền tải kịp thời đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Với nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, giúp phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho nông dân tham gia các dự án; hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hình thức tổ, nhóm liên kết, Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) đã trở thành kênh tín dụng quan trọng, trợ giúp cho nông dân phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo.
(HBĐT) - Đường 435, đoạn TP Hòa Bình - Bình Thanh (Cao Phong) có vai trò hết sức quan trọng, mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào khu du lịch hồ Hòa Bình. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, tổ chức thi công, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án gặp nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ và phải gia hạn nhiều lần. Để giải quyết dứt điểm tồn tại, vướng mắc về GPMB, ngày 15/4/2021, TP Hòa Bình đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất của 3 hộ dân trên địa bàn phường Thái Bình.
(HBĐT) - Các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh hiện có 102 dự án đầu tư đã được cấp phép; trong đó, có 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 527,35 triệu USD và 75 dự án trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 10.838 tỷ đồng.
(HBĐT) - Vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM đã được Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta khẳng định. Qua thực tế hơn 30 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong nông nghiệp luôn luôn gắn liền với vai trò làm chủ, chủ thể của giai cấp nông dân. Từ thực tế đó, những năm qua, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp Hội Nông dân (HND) đã chú trọng thực hiện các chính sách, chương trình nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nông dân, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng NTM và giảm nghèo ở các địa phương trong tỉnh.
Bài 1- Thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển.
Bài 1 - Thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển
(HBĐT) - Hơn 1 tháng qua, hộ chăn nuôi cá lồng tại các xã: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong (Đà Bắc) đứng ngồi không yên bởi thị trường tiêu thụ ảm đạm, giá thành sụt giảm. Đến nay, phần lớn các hộ vẫn còn tồn đọng cá lồng vì chưa có tư thương thu mua. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hộ đứng trước viễn cảnh làm ăn thua lỗ, không kịp thu hồi vốn và để lỡ khung thời vụ chăn nuôi sản xuất tiếp theo.
(HBĐT) - Biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX). Để vượt qua khó khăn, thách thức các tổ hợp tác (THT), HTX đã chủ động tìm kiếm giải pháp, liên kết với nhau để tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, các giải pháp mang tính chất thích nghi tạm thời, chưa đột phá, lâu dài.