Lễ trao giải sớm ngày 11/2 (giờ Việt Nam) chứng kiến "Công chúa nhạc pop" Ariana Grande "rinh" tượng vàng Grammy đầu tiên trong sự nghiệp của mình với chiến thắng tại hạng mục Album nhạc pop xuất sắc cho album "Sweetener."

Sôi nổi hội xuân phường Thịnh Lang

(HBĐT) - Ngày 8/2 (mùng 4 Tết), phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội xuân 2019. Hội xuân được tổ chức mỗi năm một lần vào dịp đầu xuân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, sự gắn kết để cán bộ, nhân dân bước vào một năm lao động sản xuất, công tác, học tập đạt kết quả.

Miệt mài lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp được về thăm một bản Mường xinh đẹp, nơi dù không còn nhiều mái nhà sàn nhưng bao đời nay, bà con vẫn luôn nhắc nhở nhau giữ lấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Bản Mường đó chính là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống - xóm Cóm, xã Đông Lai của huyện Tân Lạc.

Tiếng chim trong Xuân ấm

Ai đã từng sinh ra ở nông thôn hẳn sẽ biết nhiều loài chim trời bay lượn trong không gian khoáng đạt. Những con chim bình dị, gắn bó nhất với con người là chim sẻ. Mùa nào chúng cũng quẩn quanh bên con người và thường làm tổ trong những hốc ngói, những hốc dui của ngôi nhà truyền thống.

Nét hoa văn đất Mường

(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, là một nét văn hóa đặc trưng của người Mường Hòa Bình. Sắc màu của cuộc sống, không gian của núi rừng được đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Mường khắc họa trên từng đường nét hoa văn thổ cẩm. Có lẽ mùa xuân là thời gian đẹp nhất để thổ cẩm khoe sắc. Từ bàn tay khéo léo, với tình yêu và tâm huyết bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc, những nghệ nhân, những người phụ nữ ngày đêm miệt mài bên khung cửi để làm ra sản phẩm thủ công mang đậm bản sắc, lấp lánh tình yêu quê hương, đất nước. Họ đã dệt nên mùa xuân, dệt thành mơ ước lưu giữ và truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay.

Đặc sắc nghệ thuật trình diễn dân gian

(HBĐT) - Hòa Bình được biết đến là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Trên địa bàn tỉnh nhiều dân tộc cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%, dân tộc Kinh chiếm 27,73%, dân tộc Thái chiếm 3,9%, dân tộc Dao chiếm 1,7%, dân tộc Tày chiếm 2,7%, dân tộc Mông chiếm 0,52%, các dân tộc khác chiếm 1,18%. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú từ tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống… Trong đó, nghệ thuật trình diễn dân gian bao gồm: âm nhạc, múa hát, diễn xướng dân gian… tạo nét riêng đặc sắc trong các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Thăng hoa cùng giọt nồng men lá

(HBĐT) - Chống chếnh, phiêu diêu, muốn cười, muốn hát… cảm xúc thăng hoa đó đến với tôi khi cùng những người bạn thưởng thức rượu Mai Hạ - thứ rượu được làm từ men lá - món quà quý của núi rừng Mai Châu. Cảm xúc đó đã nâng bước chân tôi đến với Mai Hạ - Mai Châu, thủ phủ của những giọt nồng đắng đót này.

Hương vị rượu cần ngày xuân

(HBĐT) - Theo thời gian, "văn hóa” rượu cần của người Mường đã được đông đảo người dân cả nước biết đến và đón nhận; số cơ sở sản xuất rượu cần và cửa hàng giới thiệu, bày bán rượu cần mở ra trên địa bàn tỉnh ta ngày càng nhiều. Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ hợi, chúng tôi đã tìm về mảnh đất Mường Vang – nơi nổi tiếng với hương vị rượu cần truyền thống của người Mường xưa, nơi vẫn còn những người phụ nữ Mường đeo "ớp” lên rừng hái lá về làm men.

Say đắm khèn Mông

(HBĐT) - Mỗi khi tiếng khèn ngân lên thì già, trẻ, gái, trai khắp bản chẳng thể ngồi yên mà tưng bừng nhảy múa theo nhịp điệu khèn. Say đắm đến vậy nên khèn Mông không thể thiếu trong đời sống của người dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

Đón tết cùng người Tày Đà Bắc

(HBĐT) - Ngược lên rẻo cao Đà Bắc theo con đường 433 quanh co, trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà sàn gỗ, lợp lá cọ. Vành khăn hồng, chiếc áo ngắn trắng cùng nụ cười răng đen của các bà, các mế cho chúng tôi biết rằng mình đã đặt chân đến mảnh đất sinh sống của bà con dân tộc Tày, huyện Đà Bắc. Tạm gác lại những công việc thường ngày, bà con đang phấn khởi dọn dẹn nhà cửa đón Tết. Hòa nhịp với cuộc sống mới, đời sống người Tày đã có nhiều đổi thay nhưng bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán, nhất là cái Tết của người Tày thì vẫn còn được giữ khá nguyên vẹn.

Xuân trên những nẻo đường Tây Bắc

(HBĐT) - Nhiều người chia sẻ: Tây Bắc vốn đã đẹp thì vào mùa nào cũng đẹp. Nhưng đặc biệt vào mùa xuân, ai đã trót yêu thì đừng lỗi hẹn với Tây Bắc. Bởi, vẫn một Tây Bắc hùng vĩ và khoáng đạt như vốn thế, nhưng tiết xuân khiến vùng đất ấy vừa như được vuốt ve để trở nên lãng mạn và tinh tế hơn, vừa như được trút thêm men say để trở nên thật thăng hoa, thú vị. Vậy nên, ngay trong mùa xuân này, xin đừng ngần ngại, hãy đi theo tiếng gọi của mùa xuân và có những trải nghiệm tuyệt vời trên những nẻo đường Tây Bắc.

Tự hào bản sắc dân tộc Mường trong không gian văn hóa Việt

(HBĐT) - Cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 40 km đi về phía đại lộ Thăng Long, Làng Văn hóa - Du lịch (VH- DL) các dân tộc Việt Nam từ lâu đã trở thành "ngôi nhà chung” rộng lớn và quần tụ của 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Trong không gian văn hóa có một không hai đó của cả nước, không gian văn hóa dân tộc Mường đã thể hiện vẹn nguyên những giá trị độc đáo nhất, đáng tự hào nhất, mang đậm hơi thở của đất và người với tinh thần "hòa nhập chứ không hòa tan”, góp phần tạo nên một cộng đồng đặc sắc cùng mang dòng máu Việt.

Đặc sắc làn điệu páo dung của “người ở rừng”

(HBĐT) - Trong những chuyến công tác về các bản Dao, chúng tôi luôn bị cuốn hút bởi con người chân chất, khéo tay, hay nói cười. Ấn tượng hơn cả là các bản làng này thường nằm trong khu rừng trù phú. Thế nên, nhiều người vẫn ví von gọi họ với cái tên "người ở rừng”, ý nói về nơi sinh sống cũng như ý thức bảo vệ rừng của đồng bào Dao. Nếu ai đó từng bị mê hoặc bởi những câu hát thường, hát đối của người Mường thì giai điệu, làn điệu Páo Dung của người Dao như một bản nhạc du dương giữa đại ngàn.

Sức sống Di sản văn hóa Mo Mường

(HBĐT) - Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng. Trong nền văn hóa đồ sộ đó, Mo Mường là một loại hình nổi bật, độc đáo, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của dân tộc chiếm trên 63% dân số trên địa bàn tỉnh. Từ lâu, Mo Mường đã được các học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và được đánh giá là một hiện tượng văn hóa đặc sắc, hàm chứa nhiều giá trị nhân văn, giá trị văn hóa, lịch sử huyền thoại của dân tộc Mường.

Khai mạc Lễ hội Đường hoa Tết Kỷ Hợi 2019 TP Hồ Chí Minh

Tối 2-2 (28 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Lễ hội Đường hoa Tết Kỷ Hợi 2019 với chủ đề "TP Hồ Chí Minh - Vững bước vươn xa”. Dự Lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP Hồ Chí Minh.

Tản mạn xung quanh bộ chữ Mường

(HBĐT) - Ngày xuân trong sương khói lãng đãng mơ màng bên tách trà, ngắm nhìn những nụ đào hồng tươi khoe sắc, lòng người xốn xang, thường hay nghĩ về chuyện đã qua với nỗi lòng trải nghiệm suy ngẫm.

Người lưu giữ tinh hoa bảo vật xứ Mường

(HBĐT) - Năm 2014, được sự đồng ý của UBND tỉnh, ông Bùi Thanh Bình thành lập Bảo tàng Di sản văn hóa Mường. Với đam mê, khát vọng bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản dân tộc, ông Bình đã dành hơn 30 năm miệt mài sưu tầm các di vật, cổ vật của dân tộc Mường trên khắp các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đến nay, có trên 6.000 hiện vật đang được trưng bày tại bảo tàng.

Vui hội ném còn

(HBĐT) - Ném còn là trò chơi dân gian thường được các dân tộc Thái, Mường, Tày, Mông tổ chức vào dịp lễ, Tết. Về cơ bản, luật chơi ném còn của các dân tộc giống nhau. Tuy nhiên, qua trò chơi, mỗi dân tộc lại mang một thông điệp, khát vọng riêng. Đối với người Mường, hội ném còn là dịp để nam thanh, nữ tú gặp nhau. Trò chơi này như bà mối se duyên cho trai tài, gái sắc. Bên nào thua sẽ để lại một vật làm tin. Thường người thua là con trai để lấy lòng người con gái. Sau lễ hội, các chàng trai sẽ quay lại nhà cô gái để xin lại vật gửi làm tin trước đó, đây cũng là cớ để hai người gặp gỡ, tìm hiểu tiếp.

Trải nghiệm bữa cơm "vào Tết" của người Mường

(HBĐT) - Khi hoa đào hoa mận bung nở khoe sắc, báo hiệu một năm mới đang đến với vạn sắc màu sặc sỡ, người Mường Hòa Bình cũng bắt đầu chuẩn bị đón Tết, tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc được tận hưởng theo phong tục riêng của người Mường.

“Sen nở xứ Mường” Trên hành trình hướng Phật

(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại Hòa Bình Phật Quang tự trong những ngày đầu tháng chạp, khi xuân đã bắt đầu thấp thoáng bên những nụ đào phai. Bất chấp thời tiết giá rét, các bạn trẻ của câu lạc bộ (CLB) "Sen nở xứ Mường” vẫn chăm chỉ, cần mẫn cùng các tăng ni, phật tử của chùa Hòa Bình Phật Quang chuẩn bị nhiều phần quà thiết thực trao cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

Thú chơi lan của người Hòa Bình

(HBĐT) - Hoa lan được xem là "Vương giả chi hoa" - vua của các loại hoa. Hoa lan mộc mạc không cần son phấn, điểm tô thêm các loại trang trí, lá cành mới đẹp. Dù ở nơi thâm sơn cùng cốc không cần ai chiêm ngưỡng, hoa lan vẫn đẹp, vẫn thơm lan tỏa ngào ngạt.  Xã hội ngày nay có rất nhiều thú chơi như chim cảnh, cá cảnh, cây cảnh… nhưng chơi hoa lan được xem là một thú vui tao nhã, nhẹ nhàng, quý phái. Hoà Bình đã khẳng định vị trí với một số giống lan rừng quý hiếm độc nhất vô nhị. Chính vì thế, người Hòa Bình say lan, mê lan lắm!

Những cung đường du lịch trekking khám phá Hòa Bình

(HBĐT) - Đi bộ xuyên qua những cánh rừng già, đêm ngủ nhà dân, thưởng thức ẩm thực đặc trưng của địa phương, khám phá những nét riêng trong bản sắc các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là việc có thể bất chợt gặp mưa lũ giữa rừng nhưng vẫn cùng nhau chinh phục đích đến. Đó là những trải nghiệm rất đặc biệt mà chỉ có trekking tour - tour du lịch đi bộ mới có thể mang đến cho du khách khi đến với Hòa Bình.

Dừng chân trên đèo Đá Trắng

(HBĐT) -Nằm cách trung tâm huyện Tân Lạc 15 km, đèo Đá Trắng trên quốc lộ 6, thuộc địa phận xóm Tằm, xã Phú Cường là cửa ngõ nối liền 2 huyện Mai Châu và Tân Lạc. Ẩn hiện huyền ảo trong sương mù, vẻ đẹp mỹ miều như dải lụa trắng vắt ngang qua núi, đèo Đá Trắng đang trở thành một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới thăm Hòa Bình.

Tiến sĩ Quydinie nói về sinh hoạt kinh tế của người Mường xưa

(HBĐT)- Với nguồn tài liệu, cứ liệu phong phú, được trình bày một cách khoa học, tác phẩm Người Mường (LesMuong) - Địa lý nhân văn và xã hội của Tiến sĩ Quydinie là một công trình nghiên cứu về người Mường khá toàn diện và sâu sắc, được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao. Với những ngôn ngữ dân tộc, những khái niệm khoa học, tác giả đã có phác hoạ khá sắc nét về những sinh hoạt kinh tế của người Mường xưa, thông qua đó ta nhận ra bóng dáng văn hoá ẩm thực của họ.