“Vầng trăng” Hoàng Hữu sáng mãi với thời gian cùng với tập sách “Hoàng Hữu – Tác phẩm”.

Huyện Cao Phong: Nhà văn hóa thôn, bản là thiết chế quan trọng để kết nối cộng đồng

(HBĐT) - Nhà văn hóa thôn, bản vừa là nơi hội họp của Đảng, chính quyền, đoàn thể, phổ biến thời sự, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chuyển giao KH-KT, vừa là nơi để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí… Với những tính năng nổi trội đó, huyện Cao Phong đã coi nhà văn hóa thôn, bản là một thiết chế quan trọng và luôn dành sự quan tâm đúng mức.

Nhiều diễn viên kỳ cựu trở lại trong “Chiều ngang qua phố cũ”

Bùi Bài Bình, Minh Trang, Hoa Thúy và Anh Tú là những diễn viên đã rất lâu rồi mới trở lại trên sóng truyền hình, có người tới chẵn 20 năm. Lần này, “điểm hẹn” của họ là bộ phim “Chiều ngang phố cũ”, câu chuyện về những biến đổi trong tâm lý, tinh thần của một gia đình Hà Nội cũ xoay quanh ngôi nhà cổ của ông bà để lại.

Đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh di tích Tứ Đền

(HBĐT) - Ngày 27/11, UBND huyện Lương Sơn tổ chức Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh di tích Tứ Đền, xã Long Sơn (Lương Sơn). Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Sở VH,TT&DL; lãnh đạo huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Lương Sơn và các nam, ngành, đoàn thể huyện cùng đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Long Sơn và các xã lân cận.

Côn Sơn - Kiếp Bạc ghi dấu ấn đẹp trong lòng du khách

(HBĐT) - Thật có cơ duyên khi sau hàng chục năm, lần này trở lại thăm Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh - Hải Dương) đúng dịp lễ hội mùa thu, một trong 2 mùa lễ hội lớn trong năm của di tích quốc gia đặc biệt này. Cảnh cũ, người xưa đã thay đổi quá nhiều. Những vạt cây sim, cây mua một thời trên đồi Côn Sơn, nay đã nhường chỗ cho bạt ngàn cây rừng xanh ngát nối dài lên tận đỉnh. Du khách nối du khách hành hương trong mùi hương trầm thoang thoảng, tinh khiết không gian. Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc mùa thu năm 2016 đã thu hút hàng vạn du khách đến thắp hương, chiêm bái, cầu mong điều tốt lành.

Những di tích lịch sử nổi tiếng tại Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình, vùng đất cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với Sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”, những áng mo Mường sâu lắng và những điệu kèn, điệu ví làm say đắm lòng người. Hòa Bình còn được biết đến như một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trên địa bàn Hoà Bình đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại; nhiều địa danh đã trở thành di tích lịch sử cách mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử.

Gìn giữ bản sắc văn hóa trong giai điệu quê hương

(HBĐT) - Năm 1992, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành nhạc cụ trường Cao đẳng nghệ thuật Tây Bắc, Đinh Tùng Bách (ảnh) về công tác tại Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh . Là một nhạc công chơi hay các bản nhạc, anh được tập thể đoàn phân công làm đội trưởng phụ trách đội nhạc đi biểu diễn các huyện, thị trong tỉnh, các chương trình hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc và khu vực. Trong những năm đầu về Đoàn nghệ thuật tỉnh, Đinh Tùng Bách là học trò cưng của NSUT Nguyễn Chính, nguyên Phó Giám đốc nhà hát ca múa kịch Việt Nam.

Đình Rậm, Lễ Cơm Đe đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

(HBĐT) - Ngày 24/11, UBND huyện Yên Thủy đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình Rậm, Lễ Cơm Đe truyền thống xã Lạc Thịnh. Tới dự có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và huyện Yên Thủy cùng đông đảo bà con nhân dân xã Lạc Thịnh và du khách thập phương.

NSND Thu Hiền rưng rưng bên NSND Trung Đức khi trở về "ngôi nhà xưa"

Là biểu tượng vàng của những đôi song ca hát nhạc đỏ, tái ngộ trong đêm diễn đặc biệt, NSND Trung Đức - NSND Thu Hiền đã song ca “Gửi em ở cuối sông Hồng” nồng nàn, da diết. NSND Thu Hiền cũng rưng rưng nước mắt, không giấu nổi niềm xúc động khi giao lưu cùng khán giả.

Phí và lệ phí cấp phép các hoạt động du lịch năm 2017

(HBĐT) - Ngày 1/11/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 177/2016/TT-BTC quy định mức phí cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; phí thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Theo đó:

Thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường

(HBĐT) - Ban Chỉ đạo về Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch số 146/KH-BCĐ, ngày 15/11/2016 về thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình năm 2017.

Nỗ lực giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Thuỷ, Trưởng phòng VH-TT huyện Lạc Sơn cho biết: Lạc Sơn là huyện có trên 90% dân tộc Mường và một số dân tộc anh em cùng sinh sống. Các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, âm nhạc chiêng, dân ca, mo Mường... đã tạo nên bức tranh phong phú về văn hoá. Đặc biệt, đây là vùng đất có nguồn văn hoá vật thể, phi vật thể đa dạng, nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh… đã tạo thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện.

Diễu hành đường phố và trình tấu màn Chiêng lớn nhất Việt Nam lần thứ 2

(HBĐT) - Chiều 19/11, Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường Hòa Bình lần thứ 2 tổ chức diễu hành đường phố và trình tấu màn Chiêng lớn nhất Việt Nam lần thứ 2.

Tổng kết và trao giải các các cuộc thi trong Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016

(HBĐT) - Tối 18/11, tại Cung văn hóa tỉnh, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 đã tổ chức tổng kết và trao giải các cuộc thi diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban tổ chức; lãnh đạo các cơ quan, sở, ban, ngành của tỉnh và đông đảo nghệ nhân, nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Thi trình tấu Chiêng và trình diễn trang phục dân tộc

(HBĐT) - Sáng ngày 18/11, Ban tổ chức Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 tiếp tục tổ chức hoạt động thi trình tấu Chiêng. Tham gia có 5 đội: Mai Châu, Tân Lạc, thành phố Hòa Bình, Đội văn hóa dân tộc Công ty CP Du lịch Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa.

Thi trình tấu Chiêng Mường

(HBĐT) - Sáng ngày 17/11, trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016, Ban Tổ chức đã tổ chức thi trình tấu Chiêng. Tham dự buổi thi đầu tiên này có 8 đơn vị là Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Yên Thủy, Đà Bắc, Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong và Lương Sơn.

Khai mạc Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2016

(HBĐT) - Sáng ngày 17/11, tại Trung tâm Thương mại bờ trái Sông Đà (thành phố Hòa Bình) đã khai mạc Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2016. Tới dự và cắt băng khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành.

Khai mạc Festival hội làm vườn và sinh vật cảnh lần thứ I năm 2016

(HBĐT) - Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh, sáng ngày 17/11, Hội làm vườn và sinh vật cảnh Hoà Bình khai mạc Festival hội làm vườn và sinh vật cảnh lần thứ I năm 2016. Tham dự Festival có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện T. Ư Hội làm vườn và sinh vật cảnh Việt Nam.

Khai mạc triển lãm thành tựu KT-XH và tranh, ảnh nghệ thuật thời sự; trưng bày bảo tàng và sản phẩm quà tặng, ấn phẩm du lịch

(HBĐT) - Sáng 17/11, tại Cung văn hoá tỉnh Hoà Bình, UBND tỉnh long trọng khai mạc triển lãm thành tựu KT-XH và triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật thời sự; trưng bày bảo tàng và sản phẩm quà tặng, ấn phầm du lịch. Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UB MTTQ Việt Nam tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Huyện ủy, Thành ủy, UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh cùng đông đảo nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Một dịp đến thăm đồng bào dân tộc Tày tại xã Mường Chiềng (Đà Bắc), chúng tôi được thưởng thức tiết mục múa “Điệu xòe thương nhau” do các cô gái của đội văn nghệ xóm Nà Mặn biểu diễn. Theo chị Xa Thị Thay, đội trưởng đội văn nghệ xóm Nà Mặn, điệu múa này thể hiện tinh thần đoàn kết, tấm lòng quý mến khách đến thăm của người Tày. Hiện chúng tôi tích cực lưu giữ, đưa vào một trong những nội dung sinh hoạt, luyện tập trong hoạt động của đội văn nghệ xóm, xã.

Có một thế hệ yêu câu ca Mường cổ như thế

(HBĐT) - Mỗi một dân tộc đều có những làn điệu dân ca của riêng mình. Đó là báu vật tinh thần được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách tự nhiên. Những làn điệu dân ca cùng với dân vũ làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú, tốt đẹp hơn. Bởi vậy, ngày nay, Kim Bôi - một trong 4 Mường cổ nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình dù cuộc sống có rất nhiều sự lựa chọn nhưng nhiều bạn trẻ vẫn yêu câu thường rang, yêu điệu hát đúm như thể chúng đã chảy sẵn trong máu của mình vậy.

Góp sức giữ gìn, bảo tồn văn hóa Thái

(HBĐT) - Không vì mục đích hay vụ lợi cá nhân, họ tham gia giữ gìn, bảo tồn văn hóa Thái như trách nhiệm và bằng cả tấm lòng. Với nhiệt huyết của những người trẻ, họ đã góp phần giữ gìn, bảo tồn, đưa văn hóa Thái đến gần hơn với cộng đồng.

Một thoáng Mường Bi

(HBĐT) - Từ ngày còn đi học phổ thông, tôi đã được nghe thầy giáo lịch sử nói về xứ Mường Hòa Bình nhưng ấn tượng từ bài học lịch sử cũng mờ dần theo thời gian, chỉ đến khi tôi vào bộ đội được ăn, ở, chiến đấu cùng với anh em đồng đội người dân tộc ở tỉnh Hòa Bình, tôi mới hiểu về dân tộc Mường - một dân tộc có lịch sử văn hóa lâu đời trong 54 dân tộc Việt Nam.

Ba tài sản thiêng của người Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Người Mường hiện chiếm 63,3% dân số của tỉnh, chủ yếu sống tập trung ở bốn mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động. Các địa danh này đã nổi tiếng thế giới vì sự tích hợp và sáng tạo văn hoá độc đáo làm nên một nền Văn hoá Hoà Bình trứ danh. Các nhà khảo cổ học, các chuyên gia nhân loại học đã khẳng định: Thông qua nền văn hoá của người Mường ở Hoà Bình, nhân loại nói chung đã có một bước phát triển quan trọng về tâm thức cũng như các giá trị cộng đồng khác.

Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh

(HBĐT) - Các kịch bản chi tiết trong chương trình tổng thể Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, năm 2016 được vận hành bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng. Tất cả các sở, ngành và chính quyền thành phố, đơn vị liên quan đang hoàn thiện những phần việc cuối cùng theo các kịch bản chi tiết để sự kiện Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh thành công tốt đẹp và mở ra bước tiến mạnh mẽ trong hạ tầng đô thị, diện mạo thành phố để trở thành đô thị loại 2 trong tương lai gần.