Người dân xã Pà Cò (Mai Châu) tiếp cận và nắm bắt kỹ thuật sản xuất chè sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: Bà con dân tộc Mông, xóm Trà Đáy thu hoạch chè xuân.

(HBĐT) - Cùng với sự phát triển văn hóa dân tộc và ẩm thực Việt, uống trà được nâng lên thành mộtự nghệ thuật, một thú chơi, một niềm vui hay những suy tư gửi gắm tâm sự. Từ người nông dân đến bậc trí thức đều biết uống trà. Cách uống và thưởng thức trà đôi khi ở những cấp độ khác nhau nhưng rồi đều quy tụ về một điểm chung là lòng mến mộ khách đến chơi nhà và thú vui thưởng thức.

Tết Việt trong lòng những người bạn Nhật

(HBĐT) - Một ngày cuối năm, chúng tôi có dịp gặp gỡ các bạn Nhật Bản đang làm việc tại Công ty TNHH Sankoh Việt Nam. Khi được hỏi “Các bạn biết gì về ngày Tết của đất nước chúng tôi?”. Chúng tôi thật vui khi được nghe trả lời: “Nấu bánh chưng, lì xì, xông đất, hái lộc”... để thấy Tết Việt rất gần gũi và ấm cúng với họ. Những phong tục độc đáo của Tết cổ truyền Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với những người bạn Nhật Bản đang sống và làm việc tại Hoà Bình. Đoàn tụ gia đình là điều mà các bạn Nhật Bản nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi về Tết Nguyên đán ở Hoà Bình.

Chuơng trình nghệ thuật “dâng Đảng - tiếng hát mùa xuân”

(HBĐT) - Tối ngày 7/2 (tức 29 Tết âm lịch), tại tiền sảnh Cung văn hóa tỉnh, Sở VHTT&DL phối hợp với Công an tỉnh, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức chuơng trình nghệ thuật “dâng Đảng - tiếng hát mùa xuân” chào mừng Xuân Bính Thân 2016. Đến dự có lãnh đạo Sở VHTT&DL, Công an tỉnh và đông đảo người dân trên địa bàn.

Tinh hoa từ đôi tay

(HBĐT) - Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, cần mẫn của người con gái Thái Mai Châu, mỗi tấm thổ cẩm ra đời như ẩn giấu trong đó cả sắc hương của núi rừng.

Hiện thực hóa khát vọng xây bộ chữ Mường

(HBĐT) - Dân tộc Mường có nền văn hóa phong phú và đặc sắc, đậm đà bản sắc từ lâu đời. Đối với tỉnh Hòa Bình, dân tộc Mường có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa và các mặt khác. Người Mường và văn hóa Mường ở Hòa Bình luôn được coi là trung tâm của dân tộc Mường cả nước với 4 Mường chính: Bi, Vang, Thàng, Động. Trong xu thế hội nhập hiện nay rất cần có một bộ chữ Mường thống nhất để bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường. Cụ thể là ghi chép văn hóa Mường, trong giáo dục tiếng Mường, trong phát thanh và truyền hình bằng tiếng Mường tại tỉnh Hòa Bình.

Nghi lễ hầu đồng dưới góc nhìn văn hóa tín ngưỡng

(HBĐT) - Nghi lễ hầu đồng còn gọi là Chầu văn, hát bóng đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là một trong 33 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghi lễ Chầu văn được xếp vào loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng, thuộc địa bàn 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam. Ngày nay, nghi lễ Chầu văn (hay còn gọi là hầu đồng) được tổ chức, diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc.

Chuyện về chiếc sanh đồng cổ Mường Bi bảo Vật quốc gia

(HBĐT) - Có một điều đặc biệt, trong số hàng chục nghìn cổ vật được sưu tầm, khai quật và lưu giữ qua các thời kỳ, tỉnh ta có một cổ vật đã vinh dự được công nhận là bảo vật quốc gia. Đó là chiếc sanh đồng cổ Mường Bi.

Cổ vật Mường Động - “Độc nhất vô nhị”

Tại phòng trưng bày “Di sản văn hóa tỉnh Hòa Bình và cổ vật tiêu biểu Mường Động” do Sở VH-TT&DL phối hợp với UBND huyện Kim Bôi tổ chức mới đây tại nhà văn hóa xóm Sào Bắc, xã Sào Báy có gần 300 tài liệu, hiện vật độc đáo của tỉnh Hòa Bình và huyện Kim Bôi. Trong đó có các cổ vật được giới khảo cổ đánh giá là “độc nhất vô nhị”, đang chứng tỏ sức sống mãnh liệt trong tâm thức và đời sống tâm linh của đồng bào nơi đây.

“Địa chỉ đỏ” nuôi dưỡng tinh thần cách mạng

(HBĐT) - Tháng Tám lịch sử, cùng với triệu triệu trái tim trên mọi miền Tổ quốc, tôi hướng sự quan tâm đặc biệt đến sự kiện quan trọng: Kỷ niệm 70 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào và cũng là kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Tân Trào - Tuyên Quang những ngày này thật rực rỡ, trang trọng và căng tràn hào khí của hồn thiêng sông núi. Những hình ảnh đẹp đó cứ mãi khắc sâu trong tâm trí, hối thúc con tim, khối óc và đôi chân tôi về lại nơi khởi nguồn cách mạng này.

Trang hoàng thành phố đón tết Nguyên đán Bính Thân 2016

(HBĐT) - Chỉ còn vài ngày nữa là chính thức bước vào Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Trên mọi nẻo đường, con phố của thành phố Hòa Bình- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh được trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ cờ hoa, băng rôn khẩu, những thảm hoa, cây cảnh...Mọi công việc đang được đẩy nhanh tiến độ phục vụ nhu cầu đón xuân vui tươi, đầm ấm của cán bộ và nhân dân.

Rộn rã không khí Tết 

(HBĐT) - Kề cận Tết Nguyên đán, nhịp sống thị trường chộn rộn, hối hả. Nhà nhà tạm gác công việc bận rộn thường nhật để lo sắm sanh tươm tất cho những ngày Tết.

Về chợ Bưng sắm lá dong ngày giáp Tết

(HBĐT) - Từ 4 giờ sáng, chợ nông sản Bưng, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã nhộn nhịp với những gánh lá dong được bà con từ khắp nơi chuyển về. Kẻ bán, người mua tấp nập, tất cả tạo nên một phiên chợ nhộn nhịp, tràn đầy sắc xuân.

Trưng bày báo xuân Bính Thân 2016 và khai trương phòng đọc thư viện thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 3/2, Sở VH, TT & DL phối hợp với hội VHNT tỉnh và thành phố Hòa Bình tổ chức khai mạc phòng trưng bày báo xuân Bính Thân 2016 và khai trương phòng đọc thư viện thành phố Hòa Bình.

9 huyện, thành phố tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa

(HBĐT) - Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh nhân dịp đón Tết cổ truyền, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; thi đua lao động - sản xuất hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH năm 2016, UBND tỉnh đã triển khai kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Bính Thân 2016.

Làng hoa Trung Minh rộn rã vào xuân

(HBĐT) - Làng hoa Trung Minh những ngày cận Tết đẹp rực rỡ, nông dân tấp nập vun xới, chăm hoa. Người bán buôn tìm đến Trung Minh đặt hàng, người dân sành hoa cũng đến để ngắm và lựa chọn những nhành hoa mà mình yêu thích. Trung Minh từ lâu đã trở thành làng hoa xuân. Hoa được trồng trên ruộng nước, ven đất bãi, trước cửa nhà.

Tập trung lãnh đạo việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hoá Mo Mường

(HBĐT) - Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hoá Mo Mường trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 08- CT/TU ngày 20/01/2016 về vấn đề này. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ:

Chợ Tết Pà Cò

(HBĐT) - Chợ Pà Cò - chợ của đồng bào 2 xã người Mông thuộc huyện vùng cao Mai Châu. Khi Tết của người Mông chỉ còn tính từng ngày, chúng tôi háo hức chọn thời điểm diễn ra phiên chợ Tết để được sống trong không khí náo nhiệt và tìm đến nét văn hóa riêng có, độc đáo của bà con nơi đây.

Cao Phong - rộn ràng lời ca từ thôn, bản

(HBĐT) - Đã thành thông lệ, mỗi khi tết đến xuân về, khắp các thôn, xóm, KDC của huyện Cao Phong đâu đâu cũng thấy không khí sôi nổi, háo hức tập luyện chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đặc sắc để biểu diễn phục vụ bà con nhân dân trong những ngày xuân mới. Ông Bùi Ngọc Thuận, Chủ nhiệm CLB văn hóa dân gian xóm Bưng 1, xã Thu Phong cho biết: CLB văn hóa dân gian được thành lập với mong muốn là nơi tập trung và có sân chơi để những người đam mê nhạc cụ dân tộc, ca hát các làn điệu dân ca Mường được cùng tập luyện, sáng tác và biểu diễn đến đông đảo người dân trong vùng.

Âm vang tiếng chiêng trong hội sắc bùa

(HBĐT) - Chiêng là một dạng nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Mường Hòa Bình. Chiêng Mường có phương thức trình tấu, trình diễn âm nhạc hết sức phong phú, đa dạng. Chiêng sử dụng gọi mẹ khi đứa trẻ khát sữa, trong lễ cưới hỏi, chiêng trong lễ hội, săn bắt thú rừng, lễ mừng nhà mới, chiêng sử dụng trong tế thần, tang lễ và trong hội sắc bùa đầu năm. Những ngày đầu xuân, chúng tôi đi sâu tìm hiểu cái hay, cái đẹp của chiêng Mường trong hội sắc bùa.

Trải nghiệm phiên chợ lòng hồ

(HBĐT) - Năm hết, tết đến, có lẽ một trong những công việc “ngốn” nhiều thời gian của chị em phụ nữ là sắm tết. Từ lựa chọn thực phẩm, trang hoàng nhà cửa cho đến chậu hoa, cây cảnh đều được các chị lựa chọn tỉ mỉ, bởi ai cũng mong muốn một cái tết đầy đủ để khởi đầu năm mới may mắn. Cùng chung tâm lý ấy, đồng bào dân tộc Mường, Thái, Tày thuộc các xã vùng lòng hồ sông Đà, huyện Đà Bắc cũng háo hức chờ đón phiên chợ cuối năm để lựa chọn những sản phẩm tốt nhất cho ngày tết và cũng để đem bán những sản vật đặc sản của núi rừng nhưng không thể thiếu trong ngày tết.

Làng hoa Trung Minh rộn rã vào xuân

(HBĐT) - Làng hoa Trung Minh những ngày cận Tết đẹp rực rỡ, nông dân tấp nập vun xới, chăm hoa. Người bán buôn tìm đến Trung Minh đặt hàng. Người dân sành hoa cũng đến để ngắm và lựa chọn những nhành hoa mà mình yêu thích. Trung Minh từ lâu đã trở thành làng hoa xuân. Hoa được trồng trên ruộng nước, ven đất bãi, trước cửa nhà.

Trao giải kiến trúc mẫu cổng làng, nhà văn hoá xã, thôn bản tỉnh

(HBĐT) - Chiều 29/1, Sở VH-TT&DL (cơ quan thường trực Hội đồng thi tuyển kiến trúc) đã tổ chức trao giải kiến trúc mẫu cổng làng, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, bản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Khai trương phòng trưng bày chuyên đề “Nghề dệt vải truyền thống của người Mường Hoà Bình”

(HBĐT) - Ngày 29/1, tại Bảo tàng tỉnh, Sở VH-TT&DL tổ chức lễ Khai trương phòng trưng bày chuyên đề “Nghề dệt vải truyền thống của người Mường Hoà Bình”. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành và 100 em học sinh THPT tỉnh.

Hiệp hội Du lịch tỉnh liên kết phát triển sản phẩm du lịch

(HBĐT) - Sáng 29/1, Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016.

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc:
Tổ chức chương trình Chào xuân 2016 và tặng quà cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó

(HBĐT) - Tối ngày 27/1, Ban Chấp hành Đoàn trường Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc đã phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức chương trình “Chào xuân 2016 và tặng quà cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó”.