(HBĐT) - Với những ai đã phải lòng cảnh sắc của xã Ba Khan thơ mộng, hẳn sẽ dành những mỹ từ cho một kiệt tác thiên nhiên khác của huyện vùng cao Mai Châu, đó là thác Gò Lào, thuộc địa phận xóm Gò Lào, xã Phúc Sạn. Bất kể mùa nào trong năm, những dòng nước tươi mát trên con thác này vẫn uốn lượn “mái tóc” trắng xóa giữa trùng điệp rừng luồng xanh ngút ngàn.

Trung tâm Văn hóa - thể thao huyện Cao Phong:
 Đơn vị dẫn đầu phong trào văn nghệ - thể thao

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Đức, Giám đốc Trung tâm VH-TT Cao Phong hồ hởi cho biết: Năm 2016, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD-TT của huyện đã bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện và của đất nước tổ chức nhiều hoạt động TD-TT, sôi nổi đạt được những kết quả khích lệ, phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển KT-XH của huyện.

Trao Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Ba Cô Tiên - Động Thăng

(HBĐT) - Ngày 10/3, tại Nhà văn hóa xóm Thăng, xã Hòa Bình (TP. Hòa Bình) đã diễn ra Lễ trao Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Ba Cô Tiên - Động Thăng. Tham dự có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH,TT&DL; lãnh đạo Ban quản lý di tích tỉnh, UBND thành phố Hòa Bình, cùng đông đảo du khách và bà con nhân dân.

Trao đổi nghiệp vụ ảnh báo chí

(HBĐT) - Ngày 10/3, Báo Hòa Bình đã phối hợp với Câu lạc bộ ảnh báo chí thuộc Hội nhà báo Việt Nam tổ chức buổi trao đổi nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp trong chụp ảnh báo chí với phóng viên Báo Hòa Bình.

Khó khăn thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa ở xã Ngọc Sơn

(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến cuối năm 2016, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đạt 10 tiêu chí. Còn 9 tiêu chí chưa đạt là giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thông tin và truyền thông, thu nhập, hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, văn hóa, môi trường. Trong đó, tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa là tiêu chí khó thực hiện nhất. Xã để lại phấn đấu thực hiện xong vào cuối năm 2020.

Đồng Nghê - nơi đến của điểm hẹn

(HBĐT) - Vượt gần 100 km đường đèo, dốc từ thành phố Hòa Bình, chúng tôi có mặt tại thung lũng được bao bọc bởi núi đá, sông nước với vẻ đẹp hoang sơ mà trữ tình đến say lòng người - đó là xã Đồng Nghê, “chấm” cuối cùng trên bản đồ huyện vùng cao Đà Bắc. Có thể thong rong một chiếc xe máy, xe đạp, bạn vừa đi, vừa tận hưởng cảnh sắc tuyệt đẹp nơi đây mới thấy được những ưu đãi của thiên nhiên dành cho xã Đồng Nghê.

Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông xã Pà Cò huyện Mai Châu năm 2017

(HBĐT) - Ngày 7/3, tại sân vận động xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông huyện Mai Châu năm 2017. Dự lễ hội có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Mai Châu, tỉnh Sơn La và đông đảo nhân dân trên địa bàn 2 xã Hang Kia, Pà Cò.

Bộ chữ Mường là chữ viết chính thức, góp phần đắc lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Trong số 6 dân tộc chính trên địa bàn tỉnh, dân tộc Mường chiếm 63,3%. Nếu so với dân tộc Mường trong cả nước thì dân số người Mường ở Hòa Bình chiếm gần 50%. Nói đến dân tộc Mường người ta nhắc ngay đến Hòa Bình được nhìn nhận là “thủ phủ” của dân tộc Mường gồm 4 Mường lớn: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động.

Về Mai Châu khám phá lễ hội Xên Mường

(HBĐT) - Đầu năm, nhiều địa phương trong tỉnh tổ chức các lễ hội vui xuân, lễ tạ thần linh và cầu cho một năm mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Lễ hội Xên Mường huyện Mai Châu là lễ hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Họ gửi gắm vào đó những ước vọng về một cuộc sống bình yên, no ấm. Ngày nay, lễ hội Xên Mường không chỉ của riêng người Thái mà đã trở thành ngày hội chung của nhiều dân tộc trên địa bàn, các tỉnh lân cận và du khách gần xa cùng nhau dự lễ hội, thưởng thức các tiết mục văn hóa, văn nghệ truyền thống và những món ăn truyền thống của dân tộc Thái...

Xóm Ngòi - nốt trầm xao xuyến lòng hồ sông Đà

(HBĐT) - Xuất phát từ cảng Ba cấp - TP Hòa Bình, sau gần 2 tiếng đi trên sóng nước lòng hồ, chúng tôi cập bến xóm Ngòi- xóm khó khăn nhất của xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) và cũng là một trong những xóm khó khăn bậc nhất của tỉnh. Tàu chầm chậm lướt tiến vào vịnh Ngòi Hoa. Xóm Ngòi đẹp đến nao lòng trong se sắt xuân về.

Khẩn trương xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường

(HBĐT) - Đưa chữ Mường vào cuộc sống - đó là yêu cầu cấp thiết đặt ra sau khi Bộ chữ Mường được UBND tỉnh phê duyệt. Nhiệm vụ đó cần được cụ thể bằng hai nội dung: xây dựng bộ gõ chữ Mường và biên soạn tài liệu dạy – học chữ Mường.

Đầu tháng 4 sẽ tổ chức lễ đón bằng vinh danh di sản tín ngưỡng thờ Mẫu

(HBĐT) - Theo dự kiến, lễ đón bằng UNESCO ghi danh di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, do UBND tỉnh Nam Định, Bộ VH-TT&DL phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào dịp Khai hội Phủ Dầy (tối 2/4, tức ngày 6/3 âm lịch).

Ra mắt album “ô kìa Mộc Châu” kỷ niệm 70 năm Tây Tiến

(HBĐT) - Những câu thơ toát lên hồn đất, hồn người Mộc Châu (Sơn La) trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng đã được nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ nhạc thành ca khúc “Những mùa Tây Tiến” trong album “ô kìa Mộc Châu” vừa ra mắt nhân dịp kỷ niệm 70 năm Trung đoàn 52 thực hiện cuộc Tây Tiến (27/2/1947 – 27/2/2017), giới thiệu vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ của vùng cao nguyên với du khách.

Huyện Lạc Thuỷ:
Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"

(HBĐT) - Theo Phòng VH –TT huyện Lạc Thủy, năm 2016 toàn huyện có 80,6% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 53,5% thôn, xóm, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa và 90,1% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.

Hiệp hội Du lịch tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017

(HBĐT) - Sáng 2/3, tại Khu du lịch sinh thái Serena, xóm Khai Đồi, xã Sào Báy (Kim Bôi), Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017.

Sở VH,TT&DL:
Khảo sát dự án Bản du lịch văn hóa cộng đồng dân tộc Mường tại xóm Ngòi

(HBĐT) - Chiều ngày 1/3, đoàn công tác của Sở VH,TT&DL, do đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH- TT&DL làm trưởng đoàn đi khảo sát thực tế một số bến cảng và lòng hồ Hòa Bình, chuẩn bị cho việc quy hoạch phá triển du lịch của tỉnh. Cùng đi với đoàn có lãnh đạo UBND, phòng VH-TT huyện Tân Lạc.

Chấn chỉnh tồn tại trong tổ chức lễ hội đầu năm

(HBĐT) - Lễ hội tổ chức ở quy mô hẹp, chưa đáp ứng hết nhu cầu của người dân; công tác tổ chức lễ hội còn mang nặng hình thức sân khấu hóa, chưa lôi kéo chủ thể lễ hội là người dân vào cuộc; một số lễ hội có giá trông giữ xe vượt từ 5 – 10 lần quy định; vấn đề vệ sinh ATTP chưa thực sự được chú trọng; vẫn còn tồn tại hiện tượng lén lút đổi tiền lẻ trái phép….Đó là những hạn chế đã và đang diễn ra tại các lễ hội trong tỉnh, cần được khẩn trương chấn chỉnh.

Những vấn đề đặt ra trong phát triển du lịch

(HBĐT) - Với vị trí tiếp giáp với TP Hà Nội, là cửa ngõ vùng Tây Bắc, Hòa Bình là vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông. Mỗi dân tộc đều có nét độc đáo về bản sắc văn hóa trong kiến trúc nhà ở, các lễ hội dân gian, nghệ thuật múa, hát, thi ca, trang phục, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt là nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, cội nguồn của Sử thi “Đẻ đất, Đẻ nước”, cùng nhiều di tích, danh lam thắng cảnh và nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc được bảo tồn.

Cụm thi đua 7 tỉnh Trung du và Miền núi phái Bắc triển khai công tác Thi đua – Khen thưởng năm 2017

(HBĐT) - Ngày 27/2, tại Sở VH,TT&DL tỉnh Hoà Bình, Cụm thi đua 7 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc đã tổ chức hội nghị triển khai công tác Thi đua – Khen thưởng năm 2017. Tới dự, có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Quần thể di tích Núi Nghìa đón nhận bằng xếp hạnh di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh

(HBĐT) - Ngày 27/2, UBND huyện Yên Thuỷ đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh quần thể di tích Núi Nghìa, xã Ngọc Lương. Tới dự có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và huyện Yên Thuỷ cùng đông đảo bà con địa phương và du khách địa phương.

Giá trị văn hóa truyền thống độc đáo trong lễ hội đầu năm

(HBĐT) - Đầu năm, hầu khắp các bản làng trong tỉnh đều mở lễ hội vui xuân, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Các lễ hội thường diễn ra trong tháng giêng gắn liền với những hoạt động văn hoá đặc sắc. Việc tổ chức tốt các lễ hội đầu năm là cơ sở để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh cũng như tăng sức hấp dẫn đối với du khách thập phương…

Đánh thức tiềm nămg Đắk Lắk

(HBĐT) - Đắk Lắk - Tây Nguyên, vùng đất làm say lòng người. Nơi đây níu chân du khách bởi vẻ đẹp của núi đồi trùng điệp, đại ngàn xanh thẳm kỳ bí, những hồ nước, thác nước tuyệt đẹp… Thủ phủ cà phê nơi đây còn là vùng đất nổi tiếng về những di sản và lễ hội.

“Bảo tàng văn hóa” của người Việt cổ

(HBĐT) - “Trước khi đến đây, chúng tôi đã từng nghe giới thiệu và tìm hiểu khá nhiều thông tin về hang xóm Trại. Đây là di tích khảo cổ cấp quốc gia được ví như “bảo tàng văn hóa” tiêu biểu và hiếm hoi sót lại của người Việt cổ, nơi minh chứng sinh động cho những giá trị trường tồn của nền văn hóa Hòa Bình” - bạn Hà Mỹ Hạnh, cựu sinh viên khoa lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết.

Nơi kết nối các thế hệ yêu thơ

(HBĐT) - Mùa xuân là cả một mùa xanh/Giời ở trên cao, lá ở cành/Lúa ở đồng tôi và lúa ở/Đồng nàng và lúa ở đồng anh. Những câu thơ về mùa xuân của tác giả Nguyễn Bính được thể hiện bởi nhà thơ Mai Ngọc Vũ đã mở màn cho chương trình Ngày thơ Việt Nam diễn ra vào tối 9/2 (13 tháng giêng) tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 được tổ chức trong sự mong chờ, háo hức của những người yêu thơ trong và ngoài tỉnh.

Đầu xuân về Mường Bi nghe Hát đúm

(HBĐT) - Nếu vào dịp Tết, những đứa trẻ háo hức, mong chờ tấm áo mới bố mẹ mua cho thì với người Mường Bi, không kể giới tính, tuổi tác, tất cả đều có chung niềm mong ước, đó là được đi du xuân ở lễ hội Khai hạ Mường Bi tổ chức vào ngày mùng 7 Tết hàng năm. Ngoài phần lễ trang trọng, phần hội thực sự tạo điểm nhấn hấp dẫn du khách với những môn thể thao dân tộc, ẩm thực truyền thống, đặc biệt là phần thi hát đúm.